Cách dạy con giữ bình tĩnh, ngừng "ăn vạ" không cần ipad, điện thoại làm vật dỗ
Có những cách dạy con đơn giản hơn, hiệu quả cao hơn và đem lại bài học lâu dài hơn thay vì đem những thiết bị điện tử ra dỗ dành.
Các chuyên gia chỉ ra rằng một vài vật dụng nhỏ trong gia đình như chiếc chăn, quả bóng hay thậm chí là chai nước... có thể làm dịu cơn giận dữ của trẻ một cách dễ dàng.
Nếu bạn đang loay hoay tìm cách thoát ra khỏi cảnh tượng bé con hay khóc lóc ăn vạ, bực tức và phải dùng đến các thiệt bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad mới có thể vượt qua thì những cách dạy con dưới đây có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Chơi trò chơi đố mẹo
Lần tới, khi con bạn khóc hờn tức giận đến nỗi không thể nghe những gì bạn đang nói, hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách làm điều gì bất ngờ.
Amanda Rueter, một cựu cố vấn sức khỏe tâm lý viết blog cho biết, hãy lên giọng, tắt đèn, nhảy lên nhảy xuống hay thì thầm... để đánh lạc cơn giận của con.
Đơn giản hơn, bạn hãy đố con một câu đố nào đó buộc con phải tập trung nghĩ cách tìm câu trả lời mà quên mất cơn giận.
Hãy 'ôm' con theo một cách mới mẻ
Với trẻ, những cái ôm từ bố mẹ là điều tuyệt vời nhất. Bạn có thể nghĩ cách mới mẻ hơn để ôm con tạo sự bất ngờ thu hút trẻ.
Sonja Kromroy,nhà trị liệu tâm lý tại tại tại trung tâm Wild Tree Health, ở St. Paul (Mỹ) chia sẻ, hãy đề nghị con chơi trò giả vờ thổi nến nhiều lần, hoặc khoanh tay trước ngực, nhắm mắt và vỗ nhẹ những ngón tay tạo cảm giác bướm đang bay. Những cái chạm nhẹ sẽ kích thích giúp con giảm cảm giác tức giận, cân bằng cảm xúc.
Chỉ con cách thở bằng bụng
Khi bạn thấy con bực tức, bạn thường nói bé hít một hơi thật sâu. Nhưng liệu bé có hiểu ý nghĩa thực sự của hành động này.
Cha mẹ có thể dạy con cách thở bằng bụng, hít sâu, và lặp lại nhiều lần giúp cân bằng cảm xúc.
Nếu bé nhà bạn ở độ tuổi mới biết đi, bạn có thể giơ một ngón tay lên, nhắc bé tưởng tượng đang hít một hơi thật sâu và thổi bong bóng, chắc chắn bé sẽ cảm thấy phấn khích.
Bé lớn hơn một chút, cha mẹ có thể đùa với con rằng hãy tưởng tượng bụng là quả bóng, hãy tìm cách để cho bóng thật căng tròn.
Hít thở sâu sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, nguồn gốc hình thành sự bình tĩnh. Khi bé thở ra, khí carbon dioxide CO2 sẽ thoát ra ngoài, kéo theo nỗi buồn.
Thực hiện trò 'giọt nước thần kỳ'
Một giọt nước nhẹ rơi trúng bé có thể giúp trẻ nhỏ bớt căng thẳng. Ilana Luft, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện nhi St. Louis (Mỹ) cho biết làm mát bộ phận, cơ thể của bé bằng khăn mát, hoặc nhúng ngón tay vào nước lạnh hay chỉ cần giả vờ làm rơi nước vào tay bé cũng có thể giúp bé xoa dịu cơn tức giận, thở bình tĩnh hơn và lấy lại nhịp tim.
HD (lược dịch)