Các yếu tố khiến CPI tháng 9 tăng
Tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ tháng 9 bằng với tháng 8, cho thấy lạm phát đã được kiểm soát ổn định hơn trong những tháng gần đây sau khi vọt lên 4,67% trong tháng 6.
Những yếu tố chính góp phần vào mức tăng so với tháng liền trước của CPI tháng 9 là:
49 tỉnh thành nâng học phí theo lộ trình quy định tại Nghị định 86/2015/NĐTT; Giá xăng tăng 2 lần liên tiếp trong tháng 9; Giá LPG tăng 2,68% so với tháng liền trước sau khi giá thế giới tăng;
Trong tháng 9, giá thịt lợn trong nước dịu xuống, chỉ tăng 0,65% so với tháng liền trước do Chính phủ ban hành Nghị định cấm nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan.
Mặc dù giá thịt lợn hơi trong nước dịu xuống nhờ nguồn cung được cải thiện, nhưng hời tiết xấu cũng đã khiến giá cả tăng do nguồn cung một số mặt hàng lương thực thực phẩm chẳng hạn như rau, gia cầm và thủy hải sản bị gián đoạn.
Nhóm hàng giáo dục tăng mạnh trong tháng 9, là tháng đầu của năm học mới. Có 49 tỉnh thành đã nâng học phí theo lộ trình quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-TT (qui định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục từ đầu năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021).
Cụ thể nhóm hàng dịch vụ giáo dục tăng 5,75% so với tháng liền trước, đóng góp 0,3% vào CPI tháng 9. Ngoài ra, giá dụng cụ học tập cũng tăng vào năm học mới.
Nhóm hàng giáo dục tăng mạnh trong tháng 9, là tháng đầu của năm học mới. |
Nhóm hàng vận tải tăng 0,82% so với tháng liền trước, chủ yếu do 2 đợt tăng giá xăng liên tiếp trong tháng 9, dẫn đến giá xăng bình quân tăng 1,87% so với tháng liền trước. Do đó, nhóm hàng vận tải tăng 0,82%, tác động CPI tháng 9 tăng 0,09%.
Nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng 0,44% so với tháng liền trước, trong đó, giá lương thực tăng 0,28% so với tháng liền trước do nhu cầu xuất khẩu tăng trong bối cảnh nguồn cung bị ảnh hưởng bởi điều tiết khí hậu không thuận lợi.
Bên cạnh đó, giá thực phẩm cũng tăng 0,51% so với tháng liền trước do giá thit lợn, thực phẩm chế biến, thủy sản và rau củ tăng. Tiếp đó, nhóm hàng ăn ngoài cũng tăng 0,35%.
Lạm phát lõi không bao gồm lương thực & thực phẩm, năng lượng và dịch vụ do nhà nước quản lý chỉ tăng 0,14% so với tháng liền trước, tương đương mức tăng 1,61% so với cùng kỳ và cũng tăng 1,41% so với đầu năm.