Các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, kích cầu hàng Việt

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ trong nước đang chủ động khôi phục sản xuất, kinh doanh, chủ động tăng cường các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi vào dịp cuối năm, nhất là các chương trình kích cầu hàng hóa trong nước.

Theo dự báo, từ nay cho đến hết năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp tới, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao sẽ là dịp thuận lợi thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa, tạo động lực khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Giải pháp kích cầu quan trọng nhất lúc này là triển khai thực hiện các đợt khuyến mại tập trung, tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng; thiết lập lại hệ thống các điểm bán hàng tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn… với các chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt”… Cùng với việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn sẽ là hành động thiết thực kích cầu tiêu dùng và hậu thuẫn cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển sản xuất, kinh doanh thì việc kích cầu tiêu dùng nội địa là cứu cánh cho các doanh nghiệp sau một thời gian dài đứt gãy chuỗi cung ứng.

{keywords}
Các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, kích cầu hàng Việt. Ảnh: Tiến Quang

Để kích cầu tiêu dùng cuối năm, bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, hiện Sở đã trình thành phố ban hành kế hoạch kích cầu tiêu dùng năm 2021. Dự kiến, trong quý IV/2021, Sở sẽ tập trung triển khai 43 sự kiện kích cầu tiêu dùng cho các doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm của các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng; Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”; Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung TP. Hà Nội” năm 2021… và các sự kiện kích cầu nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa doanh thu dịch vụ. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phân phối tổ chức các chương trình khuyến mại, hội chợ Tết phù hợp phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân.

Ngoài ra, để hỗ trợ nhân dân, người lao động tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố được tiếp cận hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý trong những tháng cuối năm, dịp Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức các chuyến bán hàng Việt về các huyện ngoại thành trong điều kiện cho phép.

Theo đó, Sở dự kiến tổ chức 9 phiên chợ Việt tại 5 huyện ngoại thành và 4 khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh, Hoài Đức, các khu công nghiệp: Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Nội Bài từ tháng 10 đến tháng 12/2021.

Còn tại TP.HCM, chương trình khuyến mại lớn nhất trong năm được kéo dài từ ngày 15.11 - 31.12 với chủ đề “Thỏa sức mua, đua sức sắm”. Đây là chương trình giảm giá tập trung và có thời gian dài nhất từ trước đến nay của thành phố nhằm thúc đẩy tiêu dùng mua sắm nhưng vẫn tiết kiệm chi tiêu qua những hoạt động khuyến mãi với hạn mức ưu đãi, giảm giá tối đa.

Theo đại diện các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, để hưởng ứng chương trình này, các đơn vị, siêu thị đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi sâu cho các mặt hàng trong nước đến 50%. Các mặt hàng khuyến mãi tập trung chủ yếu là thực phẩm, đồ dùng gia đình, bánh, kẹo, nước giải khát phục vụ dịp Tết...

Tương tự mới đây, Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới” diễn ra xuyên suốt cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2021. Chương trình được tổ chức với mục đích thúc đẩy và kích cầu tiêu dùng nội địa, giới thiệu các sản phẩm OCOP của doanh nghiệp địa phương; cung ứng sản phẩm tiêu dùng cho người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2022; bên cạnh đó còn góp phần gắn kết giữa hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 

Theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiêu thụ thị trường trong nước xuất phát từ thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do tác động của dịch COVID-19 khiến phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.

Do đó, cần có những giải pháp để kích cầu sức tiêu dùng trong nước thông qua các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Trong số đó, việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại thời điểm này hết sức có ý nghĩa và quan trọng, để tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động, qua đó tạo nên sức mua cho hàng hoá Việt Nam.

Tiến Quang

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !