Các chỉ tiêu KT-XH 9 tháng đầu năm đã đạt kết quả rất toàn diện

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các chỉ tiêu cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2018 đã đạt được kết quả rất toàn diện.

GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011. Dự báo trong số 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội do Quốc hội giao, sẽ vượt 8 chỉ tiêu, 4 chỉ tiêu đạt. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 179 tỷ USD, tăng 15,4%. Có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Thủ tướng nhấn mạnh, xuất siêu đạt 5,39 tỷ USD là “kỷ lục” đáng mừng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên Chính phủ cần nhìn rõ hơn các tồn tại, bất cập, khó khăn, yếu kém để có biện pháp xử lý, điều hành tốt nhất, thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2018, tạo đà cho năm 2019.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng tiếp tục diễn biến khả quan; tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát trong tầm kiểm soát.

Các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế có bước chuyển biến tương đối rõ nét, thực chất hơn trong các ngành, lĩnh vực; các trọng tâm của 03 đột phá chiến lược đều có những bước tiến bộ quan trọng; tăng trưởng kinh tế bám sát xu thế đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, các ngành sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu gia tăng năng lực tăng thêm, đóng góp vào tăng trưởng.

Ảnh: Chinhphu.vn

Các thành viên Chính phủ cũng nêu rõ một số hạn chế, thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Giá cả hàng hóa cơ bản và giá dầu thế giới diễn biến tiếp tục theo xu hướng tăng sẽ gây áp lực lên mặt bằng lạm phát toàn cầu cũng như kiểm soát lạm phát trong nước.

Trong khi đó, giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới đang có xu hướng giảm, tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chỉ số tồn kho một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước đang tiến triển chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cải thiện nhiều, mô hình quản trị doanh nghiệp Nhà nước còn chậm được đổi mới. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới diễn biến phức tạp.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực hơn năm trước.

“Chứng tỏ điều hành của chúng ta kiên quyết, kịp thời; đồng thời cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và ổn định vĩ mô. Tăng trưởng có sự góp sức đồng đều của cả 3 khu vực kinh tế, điển hình là công nghiệp chế biến, chế tạo, nông - lâm nghiệp, thuỷ sản”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng, để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2018, tạo nền tảng cho thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan; cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Đồng thời, bám sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời, đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 01/NQ-CP, đồng thời theo dõi chặt chẽ các biến động của kinh tế thế giới các ảnh hưởng đến Việt Nam. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng, ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thế giới và trong nước để kiểm soát tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ, linh hoạt, chủ động và đồng bộ. Xây dựng các kịch bản tăng trưởng và lạm phát từ nay đến cuối năm và 6 tháng đầu năm 2019 để đề ra đối sách phù hợp. Thực hiện nghiêm kỷ luật chi NSNN. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý chặt kê khai và hoàn thuế giá trị gia tăng, có biện pháp hiệu quả chống thất thu đối với các hoạt động chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, thu hồi nợ đọng thuế.

Các bộ, ngành chủ động phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trong việc chuyển giao quản lý các tập đoàn, tổng công ty bảo đảm hoạt động bình thường, chống thất thoát, lãng phí.

Giao các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, trong đó chú trọng các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án có ý nghĩa nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần phải đẩy nhanh nghiên cứu tác động, chủ động tiếp cận, khai thác hiệu quả những yếu tố thuận lợi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại; đồng thời quan tâm, tạo điều kiện, xây dựng hành lang pháp lý, định hướng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực, áp dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0; sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo. Bộ KHCN làm đầu mối hoàn thiện dự thảo Chiến lược Quốc gia ứng dụng tiến bộ Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó chú trọng sử dụng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, dựa nhiều hơn vào sức cầu trong nước. Có chính sách hỗ trợ, phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển doanh nghiệp tư nhân; phát triển năng lực cạnh tranh của các đô thị; đồng thời đưa khoa học công nghệ thành động lực tăng trưởng mới. Các bộ, ngành, địa phương cần tranh thủ điều kiện hiện nay để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tăng năng suất lao động, bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Ngân Giang

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !