Bức thư “thiêng” dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị

“Quảng Trị 11-9-1972. Toàn thể gia đình kính thương!…Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột".

"Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời…”.

Bức thư “thiêng” dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị - ảnh 1

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh

Bức thư liệt sĩ Lê Văn Huỳnh viết ngày 11/9/1972, trước lúc anh hy sinh 3 tháng 20 ngày (ngày hy sinh 2/1/1973).

Hồi đó, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đang là sinh viên năm 4 (khóa 13), Khoa Cầu hầm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, gác bút nghiên lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.

Gần 15 năm qua (Bức thư thiêng của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh được trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị từ năm 2002), hàng nghìn đoàn hành hương về Thành cổ, hàng triệu người đã khóc, nghiêng mình trước dòng tâm thư của anh Huỳnh gửi về gia đình.

Trước khi đi “nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã viết vội bức thư gửi về cho người mẹ già yếu, cho người vợ mới cưới, cho anh chị và người cháu yêu thương với những gửi gắm, dặn dò tha thiết.

Bức thư “thiêng” dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị - ảnh 2

Qua năm tháng, nhiều trang thư bị nhòe mực, hoen ố. Để bảo tồn, năm 2012, Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị đã phục hồi gần như nguyên bản lại bức thư để người dân được đọc lại rõ ràng từng nét chữ của liệt sĩ

Anh đã viết cho vợ là chị Đặng Thị Xơ (người phụ nữ mới chỉ có 6 ngày làm vợ và hơn 30 năm đằng đẵng thờ chồng) với một dự cảm về nơi sẽ ngã xuống: “Khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh…Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”.

Sau khi chiến sỹ Lê Văn Huỳnh hy sinh (2/1/1973), bức thư của anh cất giữ bên mình đã được đồng đội đưa về Thái Bình gửi lại cho chị Xơ. Qua lời chỉ dẫn trong bức thư, năm 2002, chị Xơ (vợ liệt sĩ Huỳnh) và các đồng đội đã tìm thấy phần mộ của anh. Mỗi điều trong bức thư đúng đến kỳ lạ, chỉ khác duy nhất là mộ anh được tìm thấy ở thôn Thượng Phước chứ không phải thôn Nhan Biều 1, hai thôn này nằm cạnh nhau.

Thương nhớ mẹ khôn nguôi, liệt sĩ Lê Văn Huỳnh nhắn nhủ: “Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thỏa mái bay đi…Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc”.

Nhiều du khách không ngăn được dòng nước mắt khi được nghe tới đoạn: “Em sẽ đọc bức thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người quen thân thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này.

Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về.

Bức thư “thiêng” dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị - ảnh 3

Nhiều đồng đội, người dân tới Thành cổ Quảng Trị chăm chú đọc từng câu chữ trong bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh

Toàn bộ cức thư được viết trong những ngày cuối khốc liệt nhất của cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ nhưng qua 10 trang thư của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh không hề có hình ảnh của bom đạn, sự sợ hãi hay bi lụy. Trào dâng mãnh liệt trong tâm thư là niềm tin vào hòa bình, đất nước thống nhất cùng với nỗi nhớ nhà và thương yêu chưa kịp đến đáp ân tình người thân.

Hơn 40 năm đã trôi qua và mai sau, lá thư liệt sĩ Lê Văn Huỳnh sẽ tiếp tục sống mãi trong ký ức đồng đội, người dân và thế hệ trẻ. 

"Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

Xin mượn 4 câu thơ của nhà thơ, cựu chiến binh Lê Bá Dương. Máu xương của các anh đã thấm vào từng ngọn cỏ, thớ đất trong Thành cổ, dòng sông Thạch Hãn trong "mùa hè đỏ lửa 1972".

Nguyễn Tuấn

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Đang cập nhật dữ liệu !