'Bom nợ' Evergrande lan rộng, kéo giá bất động sản Trung Quốc giảm sau nhiều năm chỉ tăng

Tình hình "bom nợ" Evergrande càng nghiêm trọng khi thương vụ bán 2,6 tỉ USD tài sản đổ bể và doanh thu bán nhà giảm 97% trong mùa cao điểm. Và lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, giá nhà tại Trung Quốc đã giảm từ tháng 9

Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc do tỷ phú Hứa Gia Ấn sáng lập và điều hành đã chấm dứt thương vụ đàm phán bán cổ phần công ty con chuyên về quản lý bất động sản Evergrande Property Service cho Tập đoàn Hopson Development Holdings của tỷ phú Hong Kong Chu Mang Yee. Ngoài ra, Evergrande cho biết doanh số bán nhà của tập đoàn đã giảm khoảng 97% trong mùa cao điểm.

Trong thông báo gửi sàn chứng khoán Hong Kong hôm 20/10, Evergrande, “gã khổng lồ” bất động sản Trung Quốc, cho biết chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào trong việc bán tài sản để trả nợ và có thể sẽ không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính. 

{keywords}
Thương vụ bán 2,6 tỉ USD tài sản đổ bể khiến tình hình của ‘quả bom nợ’ Evergrande càng tồi tệ hơn. (Ảnh: Reuters)

Theo Bloomberg, quá trình đàm phán để bán 50,1% cổ phần Evergrande Property Services với giá 2,6 tỉ USD đã chấm dứt từ tuần trước. Bên mua tiềm năng là Hopson Development Holdings thông báo rất tiếc thương vụ đã đổ bể, đồng thời đề nghị cho nối lại giao dịch cổ phiếu Hopson.

Chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence là bà Lisa Zhou nhận định, nếu Evergrande bán được cổ phần của Evergrande Property Services cho Hopson như kế hoạch, số tiền thu về có thể giúp giải tỏa tạm thời cuộc khủng hoảng thanh khoản. Ngoài ra, số tiền thu về cũng sẽ giúp Evergrande có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề vốn ở nước ngoài. Tuy nhiên, thương vụ đã không thành công.

Trước đó, cổ phiếu của cả Evergrande, Hopson và Evergrande Property Services đều đã tạm ngừng giao dịch kể từ đầu tháng 10 để chuẩn bị cho vụ mua bán cổ phần. Cổ phiếu Evergrande đã biến động chóng mặt trước khi tạm ngừng giao dịch khi giảm 80% từ đầu năm đến nay.

Vào sáng nay (21/10), cổ phiếu Evergrande đã giảm 10,5% trong phiên giao dịch trở lại sau 3 tuần đình chỉ. Cổ phiếu của Evergrande Property Services cũng đã giảm 8% trong phiên giao dịch trở lại vào sáng nay, nhưng cổ phiếu của Hopson đã tăng 0,9%.

Thông tin thương vụ đàm phán để bán 50,1% cổ phần của Evergrande Property Services thất bại được thông báo chỉ vài ngày trước khi kết thúc thời kỳ ân hạn của một đợt thanh toán lãi trái phiếu USD mà Evergrande chưa hoàn tất hồi tháng Chín. Theo Bloomberg, giá trái phiếu USD đáo hạn vào tháng 3/2022 với lãi suất cuống phiếu 8,25% của Evergrande hiện được giao dịch ở mức giá 0,236 USD/1 USD mệnh giá.

Cuộc khủng hoảng nợ Evergrande trở thành một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc, gây xói mòn niềm tin vào lĩnh vực bất động sản vốn chiếm gần 1/4 GDP nước này. Cuộc khủng hoảng của Evergrande  còn làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng tài chính lan rộng, khi có ít nhất 2 công ty bất động sản khác của Trung Quốc cũng đã trễ hạn thanh toán nợ trái phiếu USD trong tháng này. Lợi suất trái phiếu rác do các doanh nghiệp Trung Quốc phát hành đang ở gần mức cao nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây.

Theo thông báo của Evergrande, doanh số bán nhà từ tháng Chín đến ngày 20/10 đạt 3,65 tỉ nhân dân tệ, tương đương 571 triệu USD và chỉ bằng một phần nhỏ so với mức 142 tỉ nhân dân tệ trong khoảng thời gian từ ngày 1/9 – 8/10/2020.

Doanh thu bán nhà sụt giảm và thương vụ đàm phán bán cổ phần bất thành càng làm tăng thêm sức ép đối với tỷ phú Hứa phải tìm các biện pháp khác để huy động tiền mặt. Chủ nợ trái phiếu, ngân hàng và các chủ nợ khác của Evergrande cũng ngày càng lo ngại về khả năng có thể lấy lại được tiền từ nhà phát triển bất động sản có mức nợ lớn nhất thế giới hiện nay. Theo đó, Evergrande đang gánh hơn 300 tỉ USD nghĩa vụ nợ.

Trong khi đó, vào cuối tuần này, Evergrande sẽ hết thời gian ân hạn 30 ngày đối với một khoản tiền lãi trái phiếu 83,5 triệu USD mà công ty chưa thanh toán được hồi tháng Chín. Chủ nợ có thể yêu cầu Evergrande thanh toán ngay lập tức khi hết ân hạn. Nếu Evergrande không thực hiện được yêu cầu, về mặt kỹ thuật, tập đoàn sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Các cơ quan quản lý cũng đang hối thúc Evergrande thử mọi biện pháp có thể để tránh vỡ nợ trái phiếu USD, đồng thời tập trung hoàn thiện các dự án còn dang dở và trả nợ cho các nhà đầu tư cá nhân. Bán bớt tài sản chủ lực kể cả phải bán với giá rẻ, hiện được xem là trọng tâm trong chiến lược huy động tiền mặt của Evergrande.

Công ty con Evergrande Property Services của Tập đoàn Evergrande bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn Hong Kong từ năm ngoái và mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho công ty mẹ. Cụ thể, trong năm 2020, Evergrande Property Services ghi nhận doanh thu ròng 2,65 tỉ nhân dân tệ, so với con số 10,5 tỉ tệ của công ty mẹ Evergrande.

Trước khi ngừng giao dịch, cổ phiếu của Evergrande Property Services giảm nhẹ hơn cổ phiếu Evergrande, nhưng cũng đã giảm 43% kể từ đầu năm đến nay. Giá trị vốn hóa của Evergrande Property Services đạt 55 tỉ HKD, so với mức 39 tỉ HKD của Evergrande.

Cổ phiếu của Tập đoàn Hopson thực hiện giao dịch trên sàn Hong Kong kể từ năm 1998. Và từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Hopson đã tăng 38%. Giống như Evergrande, trụ sở chính của Hopson nằm ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. 

Việc chính phủ Trung Quốc siết chặt tín dụng đối với các công ty bất động sản làm xuất hiện nguy cơ tạo ra làn sóng vỡ nợ, đồng thời làm tăng thêm nguy cơ gây ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế nước này.

Lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, giá nhà tại Trung Quốc đã giảm trong tháng Chín. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã chậm lại trong quý III, do ngành xây dựng và bất động sản giảm tốc lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.

'Bom nợ' Evergrande, 'kinh nghiệm xương máu' với thị trường bất động sản

'Bom nợ' Evergrande, 'kinh nghiệm xương máu' với thị trường bất động sản

Nhiều ý kiến cho rằng, khủng hoảng Evergrande chỉ là khủng hoảng nhỏ; sự đổ vỡ của Evergrande sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động sản ở Việt Nam.  

Minh Thu (lược dịch)

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.