Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em

Bộ Y tế vừa phê duyệt 2 loại vắc xin Covid-19 là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Tới đây, các tỉnh TP sẽ triển khai tiêm chủng trước với vắc xin Pfizer.

Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiển triển sẽ trì hoãn tiêm vắc xin phòng Covid- 19 và cần thận trọng với những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. 

Thông tin với báo chí chiều 29/10, PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng cho biết, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng 2 loại vắc xin Covid-19 là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

Tuy nhiên, do vấn đề về nguồn cung vắc xin, tới đây, các tỉnh thành sẽ được cấp 1 loại vắc xin là Pfizer. Với vắc xin Moderna, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã có chương trình tập huấn cho 63 tỉnh, TP để triển khai tiêm chủng khi vắc xin về.

PGS Hồng nhấn mạnh, tất cả vắc xin về Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải được chuyển đến Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế để kiểm tra về hồ sơ lô và test an toàn, nếu đảm bảo các tiêu chí, được cấp giấy xuất xưởng mới có thể đưa ra sử dụng.

Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em
Vắc xin Covid-19 Pfizer và Moderna

Một số phụ huynh lo ngại tiêm vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới thế hệ tương lai, gây biến đổi gen, bệnh di truyền, PGS Hồng nhấn mạnh, 2 loại vắc xin được cấp phép sử dụng đều là vắc xin thành phần mRNA, đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép tiêm chủng cho trẻ em.

Thành phần này của virus hoàn toàn không  tương tác với ADN của người nên không có nguy cơ gây rối loạn biến đổi gen hoặc ảnh hưởng lâu dài, hình thành các bệnh ung thư, vô sinh,…

“Cho đến hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng 2 vắc xin này với các bệnh trên”, PGS Hồng nói.

Bà Hồng cũng thông tin, thế giới hiện đã có 36 quốc gia triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Pfizer cho trẻ em, gồm 19 nước tiên tiến ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan,… 6 quốc gia ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Chile,… hay rất nhiều nước châu Á phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Australia, New Zeland,…

“Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, vắc xin này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế Việt Nam cho phép. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy yên tâm đưa con em đi tiêm chủng để đảm bảo phòng bệnh Covid-19. Chỉ có vắc xin mới là giải pháp phòng bệnh bền vững”, PGS Hồng khuyến cáo.

Hiện tại, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá vắc xin Pfizer phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Hiện tại, Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc chủng ngừa Covid-19 cho trẻ. 

Đến cuối tháng 7, 42% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi Mỹ đã được tiêm liều đầu tiên và 32% đã tiêm liều thứ hai vắc xin Pfizer hoặc Moderna.

Vào tháng 5, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Kể từ đó, các nước châu Âu đã thực hiện những chính sách tiêm ngừa khác nhau.

Trong khi đa số các nước châu Âu và Mỹ sử dụng vắc xin Pfizer sản xuất theo công nghệ mRNA để tiêm cho trẻ, một số nước ở các khu vực khác sử dụng vắc xin bất hoạt.

Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 đến 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số 1,4 tỷ người vào cuối năm nay. Chỉ tiêu này sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia của lượng lớn người dưới 18 tuổi.

Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Vào tháng 8, Campuchia bắt đầu triển khai tiêm chủng Covid-19 cho thanh thiếu niên ở thủ đô Phnom Penh và ba tỉnh.

Trong khi đó, Cuba tiến hành tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên bằng vắc xin Soberana sản xuất trong nước.

Nguyễn Liên

 

 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !