Bộ TT&TT khai trương nền tảng Hội nghị trực tuyến Zavi

Ngày 15/05/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ khai trương nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi, nền tảng hội nghị trực tuyến đầu tiên do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã thực hiện cuộc họp trực tuyến đầu tiên qua Zavi để chỉ đạo công việc từ xa đến các Sở TT&TT tỉnh Hà Giang và Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh về tình hình triển khai ứng dụng Bluezone tại các tỉnh.

Zavi là nền tảng hội nghị trực tuyến đầu tiên do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ, đã sẵn sàng cung cấp rộng rãi các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Nền tảng có tính bảo mật cao, dùng băng thông trong nước. Hiện Zavi có thể hỗ trợ cuộc họp lên đến 100 người trong thời gian liên tục 24 tiếng với thao tác đơn giản, dễ sử dụng với người Việt. Phiên bản gần nhất đã có các tính năng cơ bản của một hệ thống Video conferencing và vẫn đang liên tục được nâng cấp, hoàn thiện và phát triển.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã thực hiện cuộc họp trực tuyến qua Zavi để chỉ đạo công việc từ xa đến Sở TT&TT Hà Giang.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cấp, hoàn thiện và cung cấp trên các nền tảng khác như: Android, MAC OS và các trình duyệt, Zavi dự kiến cung cấp dịch vụ giải pháp hội nghị trực tuyến dùng riêng trên hạ tầng cloud cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Ngoài ra, Zavi cũng đang được nghiên cứu phát triển để có thể sử dụng chuyên biệt cho các cơ quan nhà nước.

Sự ra đời của Zavi giúp người dân có thêm công cụ hỗ trợ cuộc sống trong giai đoạn bình thường mới khi giao tiếp xã hội, hạn chế tập trung đông người sẽ được duy trì để phòng ngừa các đại dịch lớn của nhân loại.

Sự ra đời của Zavi cũng là minh chứng cho thấy nỗ lực và sự tiến bộ nhanh chóng của đội ngũ nhân lực CNTT Việt Nam, không thua kém nhân lực chất lượng cao ở các nước công nghệ phát triển. Chỉ trong vòng ba tuần, đội ngũ kỹ sư của Zavi đã có thể phát triển và làm chủ công nghệ hội nghị trực tuyến có độ khó rất cao.

{keywords}
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã thực hiện cuộc họp trực tuyến đầu tiên qua Zavi để chỉ đạo công việc từ xa đến Sở TT&TT Quảng Ninh.

Điều này không chỉ đến từ nỗ lực của các kĩ sư Việt Nam với khát vọng làm ra các sản phẩm đẳng cấp quốc tế mà còn đến từ các quyết sách thúc đẩy sự phát triển ngành CNTT của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Các chính sách đã góp phần hình thành nên nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam có trình độ tương đương với thế giới.

Kể từ khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, các doanh nghiệp buộc phải hạn chế tối đa những hoạt động cần phải di chuyển hay tiếp xúc với nhiều người. Trường học và các cơ sở giáo dục cũng buộc phải đóng cửa để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Do vậy, để duy trì công việc, nhu cầu sử dụng các ứng dụng hỗ trợ giao tiếp và làm việc từ xa gia tăng đáng kể.

Trong thời gian qua, Skype và Zoom là 2 công cụ được các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục sử dụng nhiều nhất cho mục đích gọi video trực tuyến. Theo báo cáo Khủng hoảng COVID-19: Tác Động và tiềm năng Phục Hồi của Adsota, có đến 53% nhân viên tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng Skype cho các cuộc họp, theo sau đó là Zoom và Google Hangout với số liệu lần lượt là 33% và 19% người sử dụng. Microsoft Teams cũng là một trong những ứng dụng nổi bật với 18% người sử dụng và được nhiều lớp học lựa chọn để tổ chức trực tuyến.

Những công cụ nhắn tin nhanh gọn, đơn giản cũng ghi nhận mức tăng không hề kém cạnh những công cụ hội họp trực tuyến, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Trong các ứng dụng giao tiếp trực tuyến cá nhân, Zalo được ưa chuộng nhất với hơn 83% người sử dụng, tiếp đến là Facebook Messenger và Skype với số liệu thống kê lần lượt là 46% và 35%. 

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại Lễ ra mắt nền tảng Hội nghị trực tuyến Zavi.

Dựa vào các số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng, các ứng dụng vốn đã quen thuộc với số đông người dùng từ trước vẫn sẽ được sử dụng nhiều nhất khi dịch bệnh diễn ra. COVID-19 có thể được coi như là chất xúc tác cho sự phát triển của văn hóa làm việc từ xa, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng đến thị trường quốc tế. Các nhóm nhân viên có thể phân tán ở nhiều nơi và công cụ làm việc trực tuyến sẽ giúp giảm thiểu những khó khăn về mặt địa lý khi hội họp và giúp gia tăng hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, những cảnh báo về an toàn thông tin khi sử dụng ứng dụng Zoom để họp trực tuyến đã được phát đi từ trước đó. Ngày 14/04/2020, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&T) đã phát cảnh báo các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân về nguy cơ mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến Zoom.

Trong văn bản cảnh báo, Cục An toàn Thông tin cho biết nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước và cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân, Cục An toàn thông tin cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom.

Cụ thể, ngày 14/4, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom bị lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, trong đó bao gồm: email, mật khẩu, đường dẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.

Theo Cục An toàn thông tin, hiện nay, Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như: mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC (Universal Naming Convention).

Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố mã lỗ hổng (trong đó có lỗ hổng chưa được nhà cung cấp xử lý triệt để) như: CVE-2020-11500, CVE-2020-11469, CVE-2020-11470… với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.

Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom cho các hoạt động học trực tuyến, trao đổi trực tuyến hoặc các tổ chức hội họp khác.

Cục An toàn thông tin cho rằng nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa do doanh nghiệp uy tín sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm do doanh nghiệp uy tín trong nước cung cấp như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa…

Đối với các doanh nghiệp cung cấp phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa: phải trang bị đầy đủ các tính năng bảo mật cho phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho người sử dụng, có đội ngũ kỹ thuật để hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.

Đối với người sử dụng các phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa: Chú ý tải phần mềm tải phần mềm từ các nguồn chính thống, thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm. Không chia sẻ thông tin về phòng họp (ID, mật khẩu) để tránh các trường hợp bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại.

Ngoài ra thiết lập các cấu hình bảo mật cao trên các phần mềm họp trực tuyến. Cụ thể: đặt mật khẩu phức tạp cho các buổi họp; kích hoạt chế độ xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng họp; thiết lập các tính năng quản lý việc chia sẻ màn hình trong buổi họp; hạn chế việc lưu lại nội dung buổi họp trong trường hợp không cần thiết.

Đối với người dùng đã sử dụng phần mềm Zoom, thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụng chung mật khẩu với các tài khoản khác.

Khi phát hiện nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, cần nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo cho Cục ATTT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Nguyễn Tuân 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !