Bộ trưởng GD-ĐT: In đề thi tốt nghiệp THPT tránh hiểu nhầm như thi lớp 10 Hà Nội

Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý các thiết bị phục vụ in sao đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 phải đủ tốt, tránh trường hợp như thi lớp 10 ở Hà Nội, chỉ cần đề mờ một chi tiết đã gây hiểu nhầm.

Sáng 13/6, Bộ GD-ĐT làm việc với UBND TP.HCM về công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo báo cáo của UBND TP.HCM, năm nay, thành phố có hơn 97.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó 85.452 thí sinh THPT; 9.194 thí sinh GDTX và 2.791 thí sinh tự do.

Xét theo tổ hợp thi, đối với tổ hợp Khoa học tự nhiên, môn Vật Lý có 47.039 thí sinh, môn Hóa học có 47.33 thí sinh, môn Sinh học có 46.953 thí sinh. Đối với tổ hợp Khoa học xã hội, môn Lịch sử có 36.754 thí sinh, môn Địa lý có 36.573 thí sinh, môn GDCD có  29.083 thí sinh.

TP.HCM có 9.985 thí sinh miễn thi môn Ngoại ngữ và 85 thí sinh được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT. Cụm thi TP.HCM có 156 điểm thi.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiểm tra việc chuẩn bị thi tốt nghiệp ở TP.HCM (Ảnh: VĐ)

 
Để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, TP.HCM huy động hơn 15.200 cán bộ, công chức, viên chức tham gia kỳ thi, trong đó 790 lãnh đạo điểm thi, 11.280 cán bộ coi thi, 2.370 nhân viên phục vụ,  474 công an trực,  92 người in sao đề thi và 204 người làm công tác vận chuyển và bàn giao đề thi. 

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay TP.HCM xác định được tầm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, đã lập ban chỉ đạo để chuẩn bị cho việc này. Ngoài ra, việc thành phố vừa tổ chức kỳ thi lớp 10 với số lượng thí sinh dự thi tương đương thi tốt nghiệp THPT, hai kỳ thi gần nhau, thành phố đã có những áp dụng quy chế, quy trình, công đoạn theo các quy định. Đây là cách làm tốt, thuận cho việc tập huấn để các lực lượng làm quen các công việc. 

Ông Sơn đánh giá TP.HCM tích cực, chủ động, nghiêm túc chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Với quy mô, số lượng thí sinh lớn, khối lượng công việc lớn, ông Sơn đề nghị trong thời gian còn lại TP.HCM phải rà soát các công việc, đặc biệt là việc phối hợp liên ngành, không chủ quan. 

“Năm nào cũng có chuyện của năm đó nhưng phải cố gắng để không phát sinh thêm. Việc chuẩn bị càng chu đáo sẽ có điều kiện để làm tốt nhiệm vụ của mình. Trong các công việc TP.HCM cần lưu ý khâu tập huấn cho cán bộ điểm thi, cán bộ coi thi.

Các thầy cô dù đã coi thi nhiều năm vẫn phải tập huấn, tránh tâm lý nhiều năm càng chủ quan. Ngoài ra, đối với cán bộ coi thi cần lưu ý việc phòng chống gian lận thi cử bằng công nghệ”- ông Sơn nói. 

 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý việc in sao đề thi tốt nghiệp THPT, ngoài trang thiết bị đủ tốt thì cần con người kiểm tra chu đáo, cẩn trọng (Ảnh: VĐ)


Bộ trưởng GD-ĐT lưu ý việc chuẩn bị cơ sở vật chất, TP.HCM cần phân công, phân cấp cho các phòng, kiểm tra đầy đủ các bộ phận, các điểm thi từ các các khâu như như phòng cháy chữa cháy, điều kiện như quạt mát, khoảng cách nơi để túi xách học sinh…

Còn vài tuần nữa là tới kỳ thi, các trường cần tận dụng thời gian còn lại để hỗ trợ cho những học sinh đặc biệt, có học lực chưa yên tâm, do học sinh TP.HCM chịu nhiều thiệt thòi vì trải qua thời gian dài dịch Covid -19. Trong quá trình tổ chức thi, khi học sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi cần kiểm tra đầy đủ, tránh trường hợp đáng tiếc như sơ suất mang điện thoại vào phòng thi. 

Các yếu tố về trang thiết bị phục vụ cho khâu in sao đề, chấm thi cần đầu tư trang thiết bị đủ tốt. “Kinh nghiệm vừa rồi thi lớp 10 ở Hà Nội chỉ cần mờ đề một tí thôi đã mệt rồi”- Ông Sơn nói.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng lưu ý ngoài máy móc, trang thiết bị đủ tốt, cần người kiểm tra cẩn trọng, chu đáo. Khi cả hai yếu tố kết hợp mới có thể yên tâm.

Bên cạnh đó, các bộ phận như y tế phải đề cao biện pháp, phòng các trường hợp phát sinh, trong đó lưu ý sức khỏe cho cán bộ coi thi, cũng như thí sinh...

"Tóm lại để kỳ thi tốt nghiệp THPT tốt, cán bộ tất cả các khâu đảm bảo liên thông và thành thạo; học sinh nắm vững quy chế, quy định; giao thông thông suốt, truyền thông chủ động..."- ông Sơn nói.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý đối với vấn đề chấm thi trắc nghiệm cụm thi TP.HCM phải hạn chế thấp nhất số lượng thí sinh phải can thiệp bằng tay nhập mã đề.

Nguyên nhân khi làm bài thí sinh tô nhầm mã đề, vì vậy hội đồng thi phải nhắc nhở cán bộ coi thi hướng dẫn thí sinh tô đúng, tô đủ, tránh nhầm mã đề.

Việc in sao đề tối mật nhưng đề thi rõ ràng vì chỉ một dấu gạch như đề thi lớp 10 Hà Nội cũng khiến học sinh hiểu nhầm. Trong quá trình tổ chức thi, các điểm thi hạn chế thí sinh ra sớm, đặc biệt là những môn thi tổ hợp, thí sinh ra sớm sẽ phải ngồi phòng chờ...

Lê Huyền

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !