Bộ Tài chính: Grab phải trả thay số tiền nợ thuế của Uber

Đại diện Bộ Tài chính cho biết khi Grab mua lại Uber thì phải chịu trách nhiệm trả khoản tiền thuế đang nợ tại Chi cục Thuế TP.HCM, là 53,3 tỷ đồng.

Trao đổi bên lề họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết hiện Ubervẫn còn nợ khoản thuế 53,3 tỷ đồng tại Cục Thuế TP.HCM. Cục Thuế TP.HCM, Tổng cục Thuế đã nhiều lần có văn bản “đòi nợ”, thậm chí có biện pháp mạnh mà Uber vẫn không trả.

Trước đó, tổng cộng số tiền mà Uber nợ là 67,6 tỷ đồng, gồm truy thu và phạt. Uber "hứa" với Cục thuế TP.HCM sẽ hoàn tất theo quy định, nhưng đến tháng 12/2017 chỉ trả 13,3 tỷ đồng.

Grabphải gánh khoản nợ thuế của Uber

Nhiều người băn khoăn sau khi Grab mua lại Uber, trách nhiệm trả khoản thuế đó thuộc về ai. Trả lời Zing.vn, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói ngắn gọn: “Các nghĩa vụ của các doanh nghiệp mà sáp nhập thì các doanh nghiệp mới phải thừa kế, lãnh trách nhiệm đó”.

Bo Tai chinh: Grab phai tra thay so tien no thue cua Uber hinh anh 1
Các khoản nợ thuế của Uber tại TP.HCM. 

Điều này có nghĩa, Grab phải có trách nhiệm trả khoản nợ đó thay Uber tại Cục Thuế TP.HCM.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết hiện nay các doanh nghiệp mới có thông báo trên mạng, thông báo cho các lái xe của Grab, Uber việc sáp nhập sẽ áp dụng từ ngày 8/4. Các cơ quan quản lý chưa được thông báo.

3/4 là hạn chót Grab báo cáo vụ mua lại Uber

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện Bộ chưa nhận được báo cáo nào của Grab về việc mua lại mảng kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ông Hải nhấn mạnh theo quy định, nếu mua bán doanh nghiệp có thị phần 30-50% phải có báo cáo tới Bộ Công Thương.

Nếu thị phần 2 doanh nghiệp sáp nhập trên 50% thì theo luật chắc chắn là không được phép.

Bo Tai chinh: Grab phai tra thay so tien no thue cua Uber hinh anh 2
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định nợ thuế của Uber nếu Grab tiếp quản doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm với phần nợ này. Ảnh: VGP.

Khi nhận được báo cáo, Bộ Công Thương sẽ có cơ sở đánh giá ở mức độ nào đó việc sáp nhập có được phép hay không. Trong việc này, Thứ trưởng Hải nhấn mạnh quyền lợi làm việc của lái xe cho 2 hãng cũng phải lưu ý.

“Hiện nay, Grab, Uber đang hoạt động ở 8 quốc gia Đông Nam Á. Ngày 3/4 là hạn cuối cùng Grab, Uber phải có báo cáo việc mua bán doanh nghiệp. Khi nhận được báo cáo, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ có ý kiến chính thức, dựa vào tài liệu căn cứ”, ông Hải nói.

Thứ trưởng Hải cũng nhấn mạnh trong trường hợp Bộ Công Thương không nhận được báo cáo, sẽ có áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật.

Singapore, Indonesia, Philippines cùng đe dọa ngăn chặn sáp nhập

Cùng diễn biến vụ việc này, Singapore, Indonesia, Philippines vừa đe dọa ngăn chặn việc sáp nhập nếu Uber, Grab làm giảm cạnh tranh.

“Thỏa thuận giữa Grab và Uber có thể tác động lớn lên ngành dịch vụ vận tải. Vì thế, Ủy ban Cạnh tranh Philippines (PCC) sẽ theo dõi sát việc này”, PCC cho biết trong thông báo hôm qua.

Cơ quan này cho rằng thỏa thuận sẽ giúp Grab gần như độc quyền trên thị trường đi chung xe tại nước này. Họ sẽ đánh giá liệu việc này có làm giảm cạnh tranh đáng kể hay không.

Đại diện PCC nói sẽ gặp cả Grab và Uber. Nếu phát hiện có rủi ro giảm cạnh tranh, Uber và Grab có thể đề xuất giải pháp. Còn nếu hai công ty không tình nguyện đưa ra biện pháp, PCC có thể chặn hoạt động sáp nhập.

Malaysia cũng đã cho biết sẽ giám sát Grab để xem có hành vi phản cạnh tranh nào hay không.

“Chúng tôi không coi nhẹ việc này. Chúng tôi sẽ giám sát, vì mọi việc mới trong giai đoạn đầu và chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo”, Nancy Shukri - quan chức chính phủ Malaysia về quản lý giao thông công cộng cho biết.

Vị này cũng nhấn mạnh nếu có bất kỳ hành vi phản cạnh tranh nào, Luật Cạnh tranh sẽ được thực thi. Hôm qua, đại diện cơ quan này cũng đã có cuộc gặp với Grab.

  • Grab

    Grab

    Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber. Mặc dù ban đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

    Bạn có biết: TP. Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ GrabBike vào tháng 11/2014

    • Thành lập: 2012
    • Người sáng lập: Anthony Tan, Tan Hooi Ling
    • Trụ sở chính: Singapore
  • Uber

    Uber

    Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Uber được cho là công ty tiên phong của nền kinh tế chia sẻ.

    Bạn có biết: Tên "Uber" bắt nguồn từ chữ phổ biến và là tiến lóng "uber", có nghĩa là "cao nhất" hoặc "siêu". Từ ngày có nguồn gốc từ tiếng Đức, "über", có nghĩa là "ở trên".

    • Thành lập: 3/2009
    • Người sáng lập: Travis Kalanick, Garrett Camp
    • Trụ sở: San Francisco, California (Mỹ)
news.zing.vn

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.