Bổ sung vi chất vào bữa ăn cho trẻ tuổi học đường

Bữa ăn của trẻ em Việt Nam tuổi học đường mới đáp ứng 50% nhu cầu một số vi chất dinh dưỡng hàng ngày. Tình trạng thiếu kẽm và sắt vẫn diễn ra phổ biến

Nhiều trẻ thiếu vi chất tăng trưởng chiều cao

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 - 2020, trên toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi thiếu sắt và ngược lại. 

Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất, điển hình là kẽm và sắt.

 Bữa ăn cho trẻ nhất là ở trường học phải đủ nhóm vi chất dinh dưỡng gồm: Sắt, vitamin A, kẽm, Canxi và Vitamin D, chất béo. Ảnh: NH

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội lưu ý: Dinh dưỡng đóng vai trò là "chìa khóa" quan trọng đối với nền tảng sức khỏe nói chung và sức khỏe miễn dịch nói riêng. Do đó, can thiệp dinh dưỡng là phải áp dụng cả vòng đời, nếu đợi đến khi mắc bệnh mới "chăm chút" dinh dưỡng và bổ sung là không kịp thời.

Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh có xu hướng gia tăng thì tăng cường miễn dịch là yếu tố cốt lõi để nâng cao sức khỏe. Trẻ em càng nhỏ tuổi thì càng dễ bị ốm, dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc nuôi dưỡng hệ miễn dịch mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cơ thể sẵn sàng đối phó hiệu quả với các mầm bệnh, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, rút ngắn thời gian đau ốm nếu không may mắc bệnh.

Trẻ em dưới 5 tuổi dễ có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng và mắc bệnh cao trong các đợt dịch bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi mới ra đời, không nên để đến khi có nguy cơ mắc các rối loạn dinh dưỡng mới quan tâm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho hay,  các vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...). Những chất này có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như là nhu cầu của vi chất dinh dưỡng nên đã cho trẻ uống bổ sung không đúng và nếu thừa cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng một cách lâu dài và bền vững.

Tăng cường thực phẩm đủ dinh dưỡng cho trẻ tại trường học

Độ tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về thể trạng, sức khỏe của trẻ. Nhu cầu học 2 buổi và ăn bán trú ở trường ngày càng tăng nên việc cung cấp cho trẻ bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học. 

Để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ  và cô giáo nên chủ động tăng cường các thực phẩm giàu kẽm và sắt như thịt bò, thịt heo, lòng đỏ trứng, hàu, đậu đỗ, các loại rau có lá màu xanh đậm… 

Để trẻ có một bữa ăn tốt và chất lượng, nhà trường cần xây dựng thực đơn theo ngày, theo tuần. Mỗi bữa ăn phải đủ chất dinh dưỡng, thực đơn được xây dựng đáp ứng đủ lượng calo, cân đối các chất béo, đạm, tinh bột, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất theo tỉ lệ thích hợp. 

Gia đình và nhà trường cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, đồng thời cần kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em để trẻ có sức khỏe bền vững, trở thành những “hạt giống” đầy sức khỏe và trí tuệ trong tương lai.

Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch hội Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Vi chất dù chỉ cần một lượng rất nhỏ vẫn đóng vai trò vô cùng to lớn với cơ thể. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, khiến hệ miễn dịch suy yếu dần, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em. 

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bữa ăn cho trẻ ở trường học phải đủ nhóm vi chất dinh dưỡng gồm: Sắt, vitamin A, kẽm, canxi và vitamin D, chất béo… Để đảm bảo cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn, cách tốt nhất là cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong ngày, tối thiểu 1 ngày ăn khoảng 10 loại thực phẩm trở lên.

NH

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !