Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Nhiều giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh tỏ ra bất bình trước việc ngày 20/6 vừa qua, trường phát đi thông báo số 49/TB-TĐHHT sẽ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ đối với giảng viên không có cam kết đi đào tạo tiến sĩ (thạc sĩ đối với các giảng viên có trình độ cử nhân).

Sau đó, ngày 27/6, Trường ĐH Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, viên chức và lao động hợp đồng năm học 2023 – 2024. Theo quyết định này, trong tổng số 276 viên chức và lao động hợp đồng đang công tác tại trường, có 52 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 199 người hoàn thành tốt nhiệm vụ, 6 người hoàn thành nhiệm vụ, không xếp loại thi đua 8 người và 11 người không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong số 11 người không hoàn thành nhiệm vụ, có 9 người thuộc diện đi học tiến sĩ trong năm 2023 nhưng những giảng viên này không ký cam kết đi học tiến sĩ.

z5593894564680_7b6da6a4bafa05742335572b1323b57b.jpg
Có 9/11 người bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ do không ký cam kết đi học. Ảnh: TL

Nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ bức xúc và cho rằng theo luật giáo dục, đối với giảng dạy đại học chỉ cần có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. 

Một nam giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh cho hay: "Nhà trường có thể quy định nếu giảng viên không đi học tiến sĩ sẽ bị cắt phúc lợi, sẽ không được quy hoạch vào vị trí lãnh đạo... nhưng không thể đưa việc đi học tiến sĩ vào đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi rất bức xúc vì nếu bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảng dạy".

Một nữ giảng viên khác (xin giấu tên) cho biết, chị là một trong những giảng viên về Trường ĐH Hà Tĩnh giảng dạy theo diện thu hút nhân tài.

"Thời điểm về trường, tôi là một trong những giảng viên có bằng thạc sĩ đầu tiên. Qua nhiều năm giảng dạy, giờ nhà trường thông báo xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ do tôi không đăng ký đi học tiến sĩ khiến tôi rất bức xúc. Nếu xếp loại không thành nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều, nếu có tinh giảm biên chế, tôi là một trong số các giảng viên có nguy cơ sẽ bị tinh giản, hoặc có thể bị thuyên chuyển xuống nhân viên hành chính...".

IMG_2727.jpg
Trường ĐH Hà Tĩnh. Ảnh: TL

Giải thích lý do chưa ký cam kết đi học tiến sĩ, nữ giảng viên này cho biết, hàng tháng chị được hưởng mức lương khoảng 10 triệu đồng, nếu đi học tiến sĩ sẽ rất tốn kém, gia đình không có điều kiện để đăng ký đi học.

"Với ngành của tôi, nếu học tiến sĩ trong nước mất khoảng 500 triệu đồng, còn nếu ra nước ngoài sẽ tốn kém hơn. Quá trình học tiến sĩ nhanh nhất cũng mất 3 năm, chậm sẽ khoảng 4 năm. Theo quy định để được hưởng chính sách hỗ trợ phải có những năm trước đó hoàn thành tốt nhiệm vụ, dưới 40 tuổi, trong khi đó, tôi đã trên tuổi 40 và những năm trước tôi chỉ được xếp hoàn thành nhiệm vụ.

Vì vậy nếu đi học, tôi phải tự túc kinh phí. Hơn nữa, với năng lực hiện tại và vị trí giảng dạy, tôi thấy bản thân không nhất thiết phải đăng ký đi học tiến sĩ", nữ giảng viên cho hay.

Cũng theo một số giảng viên, đã có nhiều giảng viên đào tạo tiến sĩ trở về nhưng nhà trường cũng không giữ chân được họ.

Được biết, trong những năm vừa qua, Trường ĐH Hà Tĩnh đã cử hàng chục giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ tiến sĩ ở nước ngoài. Tuy nhiên, nghịch lý là phần lớn những người này sau khi hoàn thành khóa đào tạo, được cấp bằng tiến sĩ đã tìm cách ở lại nước sở tại, hoặc nếu trở về cũng rời khỏi trường để nghiên cứu, giảng dạy hoặc quản lý tại các cơ sở giáo dục khác có phúc lợi tốt hơn.

Đại diện Trường ĐH Hà Tĩnh nêu một trong những lý do ban hành quy định như trên, năm 2014, do chưa đủ cán bộ giảng viên đứng mã ngành theo quy định của Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2022 của Bộ GD-ĐT nên nhà trường đã phải dừng đào tạo 14 mã ngành đại học. 

Trước yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng giảng viên có trình độ tiến sĩ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu duy trì các mã ngành theo quy định nên năm 2015, Trường ĐH Hà Tĩnh  ban hành Quyết định số 556/QĐ-TĐHHT về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức. 

"Đối với giảng viên và cán bộ kiêm giảng được tuyển dụng từ năm 2008 về sau, nếu khi tuyển dụng có bằng đại học, kỹ sư, sau 5 năm phải có bằng thạc sĩ, sau 15 năm phải có bằng tiến sĩ. Nếu khi tuyển dụng có bằng thạc sĩ, sau 10 năm, giảng viên phải có bằng tiến sĩ", ĐH Hà Tĩnh thông tin.

Cũng theo đại diện Trường ĐH Hà Tĩnh, những cán bộ, viên chức nằm trong kế hoạch đi đào tạo sau 2 năm kể từ khi quy định có hiệu lực, nếu không thực hiện sẽ bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và không được xem xét đề bạt, tái bổ nhiệm đối với viên chức quản lý hoặc trong diện quy hoạch.

"Trường sẽ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo cam kết đối với viên chức tuyển dụng từ năm 2008 về sau", Trường ĐH Hà Tĩnh thông tin thêm.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !