Bố Sơn "Về nhà đi con" chia sẻ khoản đầu tư lớn nhất cuộc đời

"Mình có thể không giàu có nhưng cố gắng để lại cho con kiến thức. Do đó, vợ chồng tôi tập trung tất cả vào việc học cho các con. Đó là khoản đầu tư lớn nhất, hơn là để dành tiền".

Nghệ sĩ Trung Anh (từng đóng vai bố Sơn trong phim Về nhà đi con) đã có những chia sẻ chân thành với phóng viên về cuộc sống phía sau những vai diễn, đặc biệt là việc vợ chồng anh đầu tư cho việc học của các con.

{keywords}
Diễn viên Trung Anh chia sẻ bí quyết dạy con, làm hoà với vợ.

Sau bộ phim “Về nhà đi con” anh được khán giả đặt cho cái tên “ông bố quốc dân”. Vậy bố Sơn trong phim có khác gì với bố Trung Anh ngoài đời với hai con một trai một gái không?

Nghệ sĩ Trung Anh: Hai vợ chồng tôi rất thống nhất về việc học của các con. Mình có thể không giàu có, không để lại cho con tiền bạc nhưng cố gắng để lại cho con kiến thức. Đó cũng là lý do mà hai vợ chồng tôi quyết tâm làm việc, giúp con cái học hành tốt nhất theo khả năng của các cháu.

Chúng ta cũng không nên quá ép buộc quá khả năng của con, chẳng hạn con khả năng ở mức 3 mà bắt con học đến mức 6 thì rất mệt mỏi cho con.

Chúng tôi thường khuyến khích động viên và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các con học tập. Tiền bạc làm được sẵn sàng đầu tư cho việc học của con, vì đó là đầu tư lâu dài nhất.

Anh có thể chia sẻ thêm về chuyện đầu tư vào học hành của các con?

Nghệ sĩ Trung Anh: Chúng tôi chỉ tập trung tất cả vào việc học cho các con thôi. Đó là khoản đầu tư lớn nhất hơn là để dành tiền. Để tiền thì cũng được bao nhiêu đâu, vợ chồng tôi có phải buôn bán gì đâu mà có nhiều tiền.

Rất mừng là đến giờ, các con đều đi đúng con đường mà các cháu và bố mẹ mong muốn. Con trai lớn đi du học 4 năm nhưng bố mẹ không phải đóng học phí. Cô con gái bé cũng đang có nguyện vọng đi du học vào năm sau. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện. Nếu con bé thích học ở trong nước cũng không sao, chúng tôi không ép các con chọn nghề gì, học môn gì và học ở đâu.

Nghe anh nói, tôi nhận thấy các con anh rất ngoan ngoãn, vâng lời, vợ chồng anh thì tâm đầu ý hợp… Liệu có khi nào anh chị bất đồng quan điểm?  

Nghệ sĩ Trung Anh: Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống việc va chạm nhau không tránh khỏi. Gia đình nào cũng thế. Nhưng cách giải quyết những xung đột nhỏ trong gia đình hoặc những mâu thuẫn về quan điểm là điều vô cùng quan trọng.

Bố tôi vẫn nói với tôi lúc nóng không nên giải quyết vấn đề gia đình. Tôi thấy điều đó đúng.

Với tôi, lúc nóng giận có thể to tiếng, có thể tranh luận với vợ. Thậm chí cũng có đôi lúc nặng lời với con nhưng để đánh đập vợ, con chắc chắn là không. Ai lại làm điều ấy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc này (cười). Dù nóng mấy thì nóng thì cũng chưa bao giờ có ý nghĩ ấy trong đầu cả.

Bạo hành không phải chỉ là đánh đập mà còn có cả bạo lực tinh thần, như anh nói có lúc nóng cũng mắng con đấy!

Nghệ sĩ Trung Anh: Mắng ở đây là mình không xúc phạm đến nhau. Nghĩa là lúc nóng lên có thể nói to nhưng để xúc phạm nhau thì không, vì nếu xúc phạm thì đã là một hình thức của khủng bố, bạo lực tinh thần rồi, điều đó là không nên. 

Với tôi việc buông những lời xúc phạm nhau theo kiểu rỉa rói, nhiếc móc chắc chắn không bao giờ xảy ra.

Trong những cuộc tranh luận như thế có bao giờ anh nhận sai?

Nghệ sĩ Trung Anh: Có chứ, sai thì mình nhận. Cũng có những tình huống vợ sai đấy nhưng để câu chuyện lắng xuống tôi…cũng nhận sai. Tôi nhận thế để vợ mình dịu xuống, hôm sau chúng tôi tiếp tục nói chuyện về vấn đề ai đúng, ai sai.

Lúc đó thường tôi sẽ nói “anh xin lỗi, anh sai”, đấy là cách xoa dịu cơn nóng của hai người.

Lời khuyên của bố Sơn cho những ông bố "đẹp trai nhất nhà", là gì?

Nghệ sĩ Trung Anh: Bố mẹ có lúc này, lúc khác có lúc không hiểu con cái mình nhưng rất mong những người làm cha, làm mẹ hãy cố gắng yêu thương kể cả khi con mình đi lấy chồng.

Khi con mình cần đến mình hãy bao bọc bởi nhiều cô gái khi bị chồng bạo hành không biết đi đâu về đâu, không bấu víu được vào đâu thì gia đình bố mẹ hãy giang tay, đón con nếu cần thiết.

Xin cảm ơn nghệ sĩ! 

Ngô Huyền

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Không có chuyện 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường tiểu học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !