Bình Dương: Vượt khó, đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt

Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã vào cuộc, kết nối các doanh nghiệp (DN) bán lẻ lớn với các địa phương để tiêu thụ sản phẩm từ các vùng miền, cũng như các địa phương trong tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhiều tháng liền gây đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa khiến tồn đọng số lượng lớn nông sản, lương thực, thực phẩm. Trước tình hình đó, nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã vào cuộc, kết nối các DN bán lẻ lớn với các địa phương để tiêu thụ sản phẩm từ các vùng miền, cũng như các địa phương trong tỉnh.

Là DN bán lẻ, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tham gia đưa hàng Việt đến người tiêu dùng, hệ thống siêu thị Co.opmart tham gia tích cực hỗ trợ nông sản cần tiêu thụ của các địa phương. Các sản phẩm nông sản như bưởi da xanh, quýt đường, dưa lưới của Bình Dương, hay thanh long (Bình Thuận), chôm chôm (Bến Tre) và mới đây nhất là bơ của Đắk Lắk… đã được hệ thống Sài Gòn Co.op hỗ trợ tiêu thụ.

Không chỉ có các DN bán lẻ, các đơn vị khác như Cục Quản lý thị trường tỉnh, Viettel post, Bưu điện tỉnh, một số ngân hàng cũng tham gia vào công tác hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt. Điển hình như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối thị trường đầu vào, đầu ra cho khách hàng là các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thông qua việc cung cấp các thông tin thị trường và những chính sách ưu đãi. Nhờ vậy, DN bán lẻ, người sản xuất đều thuận lợi trong việc xúc tiến, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

{keywords}
Dưa lưới của Hợp tác xã Kim Long. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Dương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn triển khai thực hiện thí điểm chương trình Kết nối tiêu thụ với “Combo nông sản Bình Dương” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngành nông nghiệp hỗ trợ cho Hợp Tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Kim Long (xã An Bình, huyện Phú Giáo) liên kết với một số hợp tác, trang trại trong tỉnh kết hợp tạo combo trái cây thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Một combo trái cây gồm các loại: dưa lưới, cam sành, quýt đường, bưởi da xanh, chanh không hạt; các mức giá dao động từ 200.000 đồng - 500.000 đồng/combo. Các sản phẩm nông sản này đều chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP). Đồng thời, kết nối phân phối từ Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT), các sàn thương mại điện tử, bưu điện tỉnh, các cơ quan, công ty, cá nhân… nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể,  liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trong tình hình mới.

NH

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !