Biến chủng Ấn Độ virus tăng sức đề kháng với vắc xin khiến dịch Covid-19 căng thẳng

Theo chuyên gia truyền nhiễm, dịch lần này không chỉ phức tạp mà thực sự căng thẳng vì nguồn lây chưa kiểm soát và gặp biến chủng mới lây lan nhanh, tăng sức đề kháng với vắc xin.

 

Bác sĩ, nhân viên y tế đã tiêm 1 mũi vắc xin mắc Covid-19

Bác sĩ, nhân viên y tế đã tiêm 1 mũi vắc xin mắc Covid-19

Theo thông tin từ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, toàn bộ nhân viên y tế của Bệnh viện đều được tiêm 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nhưng đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận nhân viên y tế nhiễm bệnh.

Theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đến tối 6/5 đã có 56 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận trong nước, trong đó phần lớn liên quan tới BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ông Tuấn cũng cho biết đây là con số thống kê các ca bệnh do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và CDC Hà Nội xét nghiệm. Số lượng này chưa tính các bệnh nhân dương tính do địa phương xét nghiệm.

Trong 46 ca dương tính liên quan Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, tính đến chiều ngày 6/5, Hà Nội có 9 người dương tính liên quan ổ dịch ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Đông Anh (2), Sóc Sơn (3), Nam Từ Liêm (2), Sơn Tây (1), Ba Đình (1).

Các tỉnh khác ghi nhận 33 người bao gồm Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (5), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (3), Thái Bình (3), Hải Dương (7), Sơn La (1), Hải Phòng (2), Quảng Ninh (1), Hòa Bình (1), Phú Thọ (4), Hưng Yên (2), Nam Định (1), Lạng Sơn (1).

Từ ngày 5/5 đến 19/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bị cách ly y tế, vẫn tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 mới. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), kết luận toàn bộ ca nhiễm mới đều chưa xác định được nguồn lây, đường lây. 

{keywords}
Biến chủng mới lẩn trốn vắc xin, lây lan nhanh. 

Trao đổi với Infonet, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đánh giá tình hình dịch hiện tại không chỉ dừng lại ở phức tạp mà còn căng thẳng. Thạc sĩ Thái cho biết hiện tại có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dịch căng thẳng nhưng có hai vấn đề lưu ý đó là biến thể mới và kiểm soát nguồn lây.

Theo bác sĩ Thái khi nguồn lây không kiểm soát được tốt thì dịch lây lan là điều đương nhiên. Bác sĩ Thái giải thích nguồn lây ở đây chính là do một thời gian dài không có ca mắc trong cộng đồng nên mọi người đã chủ quan lơ là.

Bác sĩ Thái cho rằng ngay lúc này, các địa phương, người dân hay các cơ sở y tế phải phòng chống dịch khẩn cấp với các biện pháp từ vĩ mô tới vi mô. Người dân đẩy mạnh phòng chống bằng 5K. Các địa phương có ca mắc cần truy vết nhanh chóng.

Thạc sĩ Thái cho biết không kiểm soát nguồn lây tốt thì kịch bản 30 nghìn ca nhiễm mà Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Quốc gia đã đưa ra có thể xảy ra.

Thứ hai, điều kém may mắn của ổ dịch lần này đó là "biến chủng kép" của Ấn Độ B.1.617.2

Biến chủng này (B.1.617.2) giúp virus tăng sức đề kháng với kháng thể và vắc xin. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tăng cường độ bao phủ tiêm chủng. Những người tiêm chủng rồi vẫn không thể lơ là, tiêm chủng rồi vẫn phải tăng cường phòng bệnh cá nhân. Không có vắc xin nào đạt tiêu chuẩn 100% phòng bệnh và không thể chủ quan với sự biến đổi khôn lường của virus lúc này.

 K.Chi 

Biến chủng Covid-19 Ấn Độ phát hiện ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Biến chủng Covid-19 Ấn Độ phát hiện ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Với hai biến chủng virus SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam đều rất đáng lo ngại bởi vì cả hai biến chủng này đều được đánh giá có tốc độ lây lan nhanh.

 

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !