Bị tố ép bệnh nhân mổ dù không đau ruột thừa, Bệnh viện 16A Hà Đông nói gì?

Bệnh nhân sinh năm 1992 phản ánh bị đau bụng, đi khám bác sĩ nghi bị đau ruột thừa, chỉ định làm một loạt xét nghiệm. Kết quả không thể hiện bị viêm ruột thừa  nhưng nhân viên y tế lại yêu cầu bệnh nhân nộp tiền để mổ. 

Tối 29/5, MXH xôn xao chia sẻ của một tài khoản Vương Đức Xuân về việc suýt bị mổ ruột thừa dù…không bị tại Bệnh viện 16A Hà Đông.

Xác nhận với phóng viên Infonet, báo VietNamNet vào sáng 30/5, anh Vương Đức Xuân (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết câu chuyện anh nêu ra là sự thật. Hiện tại sức khoẻ của anh hoàn toàn bình thường.

Sáng nay giám đốc BV cũng gọi điện mời anh đến làm việc. Tuy nhiên, người đàn ông này từ chối quay lại bệnh viện.

“Phía bệnh viện cảm thấy cần thì đến gia đình gặp. Bản thân tôi cũng không muốn làm to chuyện nhưng tôi chia sẻ câu chuyện của bản thân để mọi người không bị như mình”, anh Vương Xuân Đức thông tin.

Trước đó, trên một diễn đàn người đàn ông này cho biết, ngày 28/5, anh bị đau bụng, tình trạng kéo dài đến hết đêm. Sáng 29/5, người nhà đưa anh Xuân đến viện 16A Hà Đông khám.

“Đến khúc này mình và người nhà rất lo lắng. Sau đó, bác sĩ yêu cầu mình làm 1 đống xét nghiệm (siêu âm - điện tim - xét nghiệm máu – x. quang - chụp cắt lớp CT).

Sau khi mình đi làm hết những xét nghiệm kia thì lúc đó bác sỹ Đặng Việt Dũng (Bệnh viện 16A Hà Đông) đang trong phòng mổ. Các y tá chỉ mình lên làm thủ tục để mổ. Mình và người nhà nhìn trong kết quả các xét nghiệm với siêu âm không có thấy là khẳng định mình bị viêm ruột thừa.

Thế nhưng các y bác sỹ bệnh viện 16A Hà Đông cố ý nói lái sang và yêu cầu mình đóng 18 triệu tiền mổ - lúc này mình và người nhà thấy rất mâu thuẫn vì bác sỹ chỉ định không ở đấy mà các ý tá lại chỉ định mình mổ là sao?. 

Trong khi kết quả siêu âm không  hề thấy hình ảnh viêm ruột thừa, kết quả chụp cắt lớp CT cũng không hề thấy mà chỉ là nghi”, anh Đức Xuân viết.

{keywords}
Kết quả siêu âm của anh Xuân không thể hiện bị viêm ruột thừa 

Thấy vậy anh Xuân liền chụp kết quả và gửi về một số bác sỹ quen. Họ tư vấn quay về chỗ họ kiểm tra lại nếu đúng thì quay lại bệnh viện 16A Hà Đông mổ.

“Thế nên mình xin phép bệnh viện 16A Hà Đông đầu giờ chiều quay lại lúc này bụng mình đã không còn thấy đau nữa …

Xong trên đường mình về phòng khám kia để kiểm tra thì bác sỹ Đặng Việt Dũng có gọi để hỏi mình làm xong các xét nghiệm chưa mình có nói là để trên tầng 3 và mình về lấy bảo hiểm thì bác sỹ lại bảo là của mình bệnh nặng rồi cần phải mổ sớm. Mình có nói xin phép để đầu giờ chiều …

Mình về đến phòng khám của người quen có khám lại thì mấy bác sỹ ở đấy đều khẳng định mình không bị viêm ruột thừa (ruột thừa của mình bình thường ) ổ bụng mình có dịch do ăn uống ngộ độc dẫn đến viêm ruột chứ không phải viêm ruột thừa”, anh Đức Xuân kể lại.

Trước phản ánh của anh Xuân, sáng 30/5, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, PGS. TS Trần Minh Đạo giám đốc BV 16A Hà Đông cho biết đã gọi điện cho bệnh nhân này.

“Việc phản ánh của anh Xuân có cái đúng nhưng phải xin lưu ý, bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện tư thì đó là ý kiến của thầy thuốc còn nguyện vọng của bệnh nhân làm thì làm (tức là muốn xét nghiệm, muốn chụp thì làm). Ngay cả giá cả mổ của bệnh viên tư cũng là do Tổng giám đốc, Chủ đầu tư tính giá. Thành ra nếu thấy phù hợp thì mổ, không phù hợp thì thôi. Nhưng đem thông tin ấy lên mạng là chưa chính xác”, Giám đốc BV 16A Hà Đông nói.

Trả lời câu hỏi có hay không việc trên các xét nghiệm không thể hiện bị viêm ruột thừa nhưng bệnh viện lại chỉ định làm bộ mổ (các xét nghiệm), y tá hướng dẫn đóng tiền để mổ, Giám đốc Bệnh viện 16A cho biết:  “Chưa ai chỉ định mổ cả. Vẫn mới chỉ làm hồ sơ để theo dõi để chẩn đoán.

Vì là ruột thừa như Giáo sư Tôn Thất Bách khi còn sống anh đã dạy chúng tôi chẩn đoán không phải viêm ruột thừa mới là khó, còn chẩn đoán viêm ruột thừa thì anh Y6  (SV y năm thứ 6- PV) đã chẩn đoán được rồi. Nhưng nhiều trường hợp cực khó để phân biệt được. Thành ra chúng tôi cho vào để theo dõi, chứ chưa ai chỉ định mổ cả”.  

Vị giám đốc này cũng cho rằng dù chỉ là vào viện để theo dõi nhưng tất cả các xét nghiệm (như chuẩn bị mổ) là “bắt buộc” bệnh nhân phải làm.

 N. Huyền 

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !