Bị chồng đánh 7 lần/tháng, người vợ trốn đến nhà tạm lánh suốt 2 tháng chưa dám về

Người phụ nữ phải trốn đến nhà tạm lánh đến 2 tháng trời mà vẫn chưa dám về nhà vì sợ những trận đánh đập từ chồng.

Bạo lực với phụ nữ tăng 30 đến 300% trong dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã lấy đi sức khoẻ, sinh kế của nhiều gia đình. Điều này cũng đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh tồi tệ.

Nhiều người mất việc, ở nhà thuê, nhưng iền thuê nhà, tiền bỉm sữa vẫn phải lo. Áp lực khiến người chồng mua rượu về uống, uống xong quay ra đánh vợ.

“Tôi bị đánh tới 7 lần/tháng. Bị đánh nhiều nên tôi phải đến trốn chạy"- một nạn nhân của bạo lực gia đình đang trú tại Ngôi nhà bình yên chia sẻ.

Người phụ nữ này bị chồng đánh nhiều nên không dám về nhà. Chị đã tìm đến Ngôi nhà bình yên để tạm lánh. Thời gian ở đây đã kéo dài 2 tháng nhưng chị vẫn không dám về vì sợ những trận đánh đập từ chồng.

{keywords}
Bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ chương trình chấm dứt bạo lực với phụ nữ-UN Women

Câu chuyện của người phụ nữ nói trên không phải hiếm gặp trong đại dịch Covid-19. Một trường hợp khác cũng tìm đến Ngôi nhà bình yên để trốn chạy khỏi những cơn bạo hành của chồng.

Người phụ nữ này kể lại, đại dịch xảy ra khiến vợ chồng chị mất việc làm. Thời gian giãn cách ở nhà nhiều, nhà thì nhỏ, đi ra đi vào nhìn thấy nhau, thiếu thốn ăn uống nên vợ chồng lời qua tiếng lại.

“Mỗi lần cãi cọ chồng tôi lại đập phá đồ và đánh vợ. Anh ta cho rằng đàn ông đánh vợ là bình thường. Anh ta đổ lỗi cho vợ "vì mày yếu kém nên mới thế, không vì mày thì dịch Covid bố con tao vẫn sống được"", người phụ nữ này ngân ngấn nước mắt khi kể lại.

Trên đây là những câu chuyện có thật được kể ra tại Hội nghị tổng kết gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực diễn ra vào ngày 21/6.

Bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ chương trình chấm dứt bạo lực với phụ nữ-UN Women cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, trên toàn cầu bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trầm trọng hơn, bạo lực với phụ nữ, đặc biệt là bạo lực gia đình tăng từ 30%-300%.

Theo đó, có hơn 1/3 phụ nữ (37,8%) bị ít nhất một loại hình bạo lực, trong đó có bạo lực thể chất, tình dục hoặc hành vi hay kinh tế do chồng/bạn tình gây ra. Đồng thời, bạo lực tình dục và lạm dụng tình dục gia tăng.

"Tại Việt Nam, đường dây nóng và Ngôi nhà bình yên, Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh đều ghi nhận sự gia tăng báo động các cuộc gọi kêu cứu của nạn nhân từ khi Covid-19 xuất hiện. Nạn nhân càng khó tiếp cận tới các dịch vụ thiết yếu do bị giãn cách xã hội và gặp nhiều nguy hiểm hơn khi phải ở chung nhà với người gây bạo lực", bà Lan Phương chia sẻ.

Nâng cao năng lực nhận diện nạn nhân của bạo lực

Khó khăn khi gặp giãn cách là thế nhưng ngay cả khi không còn giãn cách thì nạn nhân bạo lực gia đình cũng gặp không ít khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Bà Nguyễn Thanh Ngọc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, trên thực tế tại các cơ sở khám chữa bệnh y tế dù có đầy đủ các chuyên khoa sản, nhi, cấp cứu nhưng khi bệnh nhân bạo lực gia đình đến khám thì các bác sĩ cũng không phát hiện ra.

“Ví dụ bệnh nhân bị chấn thương xương đùi, cẳng chân, cẳng tay nhưng chỉ phát hiện ra chấn thương mà không xác định nguyên nhân sâu xa là do bạo lực. Cán bộ y tế rất kém về năng lực phát hiện bệnh nhân bị bạo lực để giải quyết nguyên nhân gốc rễ cho nạn nhân.

Vì thế, Cục Quản lý khám chữa bệnh mong muốn có nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên muôn cho đội ngũ cán bộ y tế về vấn đề này hơn”, bà Ngọc nêu ý kiến.

Ngoài ra, đại diện cục Quản lý khám chữa bệnh cũng kiến nghị xây dựng quy trình một cửa tại bệnh viện để hỗ trợ tiếp nhận, thăm khám, cung cấp các dịch vụ cận lâm sàng đối với phụ nữ và trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, bị xâm hại tình dục. Theo đó, sau khi điều trị cần có cơ chế phối hợp liên ngành để chuyển gửi các nạn nhân sau khi điều trị ở bệnh viện về địa phương để hội nhập cộng đồng, tránh bị bạo lực ở những lần tiếp theo. 

Tại báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ và trẻ em Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (63%) đã từng chịu một hoặc hơn 1 hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng/ bạn tình gây ra trong đời. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc/ và bạo lực thể xác do chồng gây ra không tìm kiểm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.

N. Huyền 

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Bà nội trợ tỉnh táo vượt qua bẫy lừa quà tặng tri ân của 'siêu thị điện máy'

Trước bẫy lừa đảo trực tuyến quà tặng tri ân, chị Nguyễn Thanh Châu suýt chút nữa mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !