Bệnh nhân phong kêu khóc vì bị bỏ đói giữa Hà Nội

- “Hộ lý của khoa phát cho mỗi người một suất gạo đủ dùng trong hai bữa trưa và tối, vài miếng thịt sống, một ít rau để bệnh nhân tự xoay sở”, một y tá xác nhận.

Bệnh nhân phong kêu khóc vì bị bỏ đói giữa Hà Nội

Mới đây, 21 bệnh nhân mắc bệnh phong, bị tàn phế nặng và đang trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng đang được điều trị tại Khoa Điều trị nội trú thuộc Trung tâm Da liễu Hà Đông có trụ sở tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đã lên tiếng kêu cứu vì bị các hộ lý ngược đãi một cách thậm tệ. PV đã tìm đến để xác minh và làm rõ vụ việc.

Tại Trung tâm nơi các bệnh nhân bệnh phong đang điều trị, trao đổi với PV, một y tá trong Khoa điều trị nội trú xác nhận: “Sáng ngày 4/5, khi tôi đi thăm khám cho 21 bệnh nhân mắc bệnh phong, thuộc loại tàn phế nặng của khoa, số bệnh nhân này thuộc diện chăm sóc hoàn toàn thì phát hiện thấy bệnh nhân kêu khóc vì không có cơm ăn. Tìm hiểu sự việc, tôi được biết trước đó, số bệnh nhân này được các hộ lý của khoa phát cho mỗi người một suất gạo đủ dùng trong hai bữa trưa và tối cùng vài miếng thịt sống, một ít rau để bệnh nhân tự xoay sở nhưng hết chất đốt, họ không thể đun nấu được”.

Bệnh nhân phong kêu khóc vì bị bỏ đói giữa Hà Nội

Trung tâm có các bệnh nhân bệnh phong đang điều trị bị hộ lý ngược đãi

Sau khi phát hiện ra vụ việc, y tá của Khoa đã báo cáo việc này tới ông Vũ Văn Trình, Phó giám đốc Trung tâm Da liễu Hà Đông, người trực tiếp quản lý Khoa điều trị nội trú nhưng ông Trình lúc đó đã không giải quyết vụ việc.

Theo tìm hiểu, trụ sở của Khoa điều trị nội trú, tọa lạc trên mảnh đất có diện tích khoảng 10 ha, được phân thành nhiều khu khác nhau. Toàn bộ Khoa có tổng cộng 90 bệnh nhân phong đang được điều trị.

Trong đó, 70 bệnh nhân phong còn khả năng tự sinh hoạt được phân sang một khu còn 20 bệnh nhân mắc bệnh nặng, không còn khả năng tự sinh hoạt, thuộc diện được chăm sóc hoàn toàn được phân sang một khu riêng để tiện cho quá trình điều trị.

Điều đáng nói là, các hộ lý ở đây được nhà nước trả lương để phục vụ cơm nước và các nhu cầu sinh hoạt cho những bệnh nhân này thì họ lại bỏ mặc hay nói đúng hơn là có những hành động ngược đãi bệnh nhân một cách không thương tiếc.

Để làm rõ sự việc, chúng tôi đã xin được tiếp xúc với các bệnh nhân được cho là bị các hộ lý ở đây ngược đãi. Khu điều trị của 20 bệnh nhân thuộc diện chăm sóc hoàn toàn gồm nhiều căn phòng nhỏ, mỗi phòng gồm 2 bệnh nhân, diện tích mỗi căn phòng chỉ khoảng 6 - 7m2, đồ đạc chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng cá nhân hàng ngày của bệnh nhân. Vệ sinh trong các căn phòng này khá bẩn, do không được quét dọn thường xuyên

Cố gượng dậy trò chuyện, cụ Vũ Thị Bớt (89 tuổi, trú tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) nói trong nước mắt: “Khổ lắm các chú ạ! Nhiều lúc nghĩ sao thấy số phận của mình bất hạnh quá. Tôi bị mắc căn bệnh phong quái ác này từ những năm 1960, đến năm 1969, khi bệnh tình có dấu hiệu nặng tôi được chuyển về Khoa điều trị nội trú, Trung tâm Da liễu Hà Đông để điều trị theo tiêu chuẩn của nhà nước cho đến nay.

Bệnh nhân phong kêu khóc vì bị bỏ đói giữa Hà Nội

Cụ Bớt bức xúc về việc các hộ lý có thái độ bỏ mặc

Nói về sự việc bị các hộ lý bỏ mặc “sống chết mặc bay”, cụ Bớt nói trong chua xót: “Sáng 4/5, tôi được các hộ lý mang đến phòng cho một phần gạo đủ nấu hai bữa sáng và chiều, một vài miếng thịt sống cùng một ít rau. Thấy lạ, vì bình thường đến giờ ăn trưa các cô ấy thường mang đồ ăn đã nấu sẵn đến cho chúng tôi, nhưng hôm nay lại toàn là đồ sống, nên tôi hỏi thì các cô ấy trả lời hết gas rồi không nấu được, nên phát đồ sống cho chúng tôi, làm thế nào thì tùy”.

Nhìn những bàn tay, đôi chân bị “ăn” hết của cụ Bớt vì chứng bệnh quái ác cũng dễ dàng nhận thấy không đủ khả năng tự sinh hoạt đâu, vậy mà các hộ lý lại có hành động bỏ mặc, không cần quan tâm.

Cùng trong cảnh khốn cùng đó là cụ Nguyễn Văn Dậu (SN 1935, trú tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội) với thân hình tiều tụy, chân trái bị vi rút phong ăn mòn đến đầu gối.

Cụ Dậu nói: “Tôi vào điều trị tại Khoa điều trị nội trú này từ năm 1999 đến nay cũng đã mười mấy năm nhưng chưa bao giờ bị đối xử như những gì mà các hộ lý tại đây đã làm vào sáng ngày 4/5. Khi họ phát cho chúng tôi gạo, thịt sống và rau sống trong khi họ thừa biết tôi cũng như 20 bệnh nhân trong diện được chăm sóc hoàn toàn không còn nấu nướng, làm gì được nữa”.

“Thậm chí khi tôi bị ốm được những bệnh nhân khác đưa lên bệnh xá của khoa để điều trị thì các hộ lý trực cũng bỏ mặc chẳng ngó ngàng gì. Trong suốt 20 ngày nằm điều trị tại bệnh xá nằm trong khuôn viên Khoa điều trị nội trú, các hộ lý đã không nấu ăn cho tôi, không tắm rửa, thay quần áo cho tôi dù chỉ một lần”., cụ Dậu chua xót nói.

Bệnh nhân phong kêu khóc vì bị bỏ đói giữa Hà Nội

Cụ Dậu nói rằng đây không phải là lần đầu các hộ lý đối xử tệ với các bệnh nhân

Không được các hộ lý chăm sóc, cụ Dậu đành phải “thuê” hai bệnh nhân khỏe mạnh khác trong khoa nấu ăn và tắm rửa. Khi bệnh cụ Dậu có dấu hiệu trầm trọng, thấ không được phát thuốc, cụ Dậu hỏi thì được một hộ lý nói rằng thuốc để trong tủ không có chìa khóa nên không mở được.

Khi chúng tôi có mặt tại phòng của 21 bệnh nhân này, phần gạo cùng những thực phẩm sống như thịt và rau do các hộ lý phát sáng ngày 4/5 vẫn còn nguyên, để ở một góc do bệnh nhân không biết làm cách nào để nấu nướng. Rất nhiều người trong số 21 bệnh nhân này đã phải nhịn đói, kêu khóc, cầu cứu tới một vài người còn có trách nhiệm tại Khoa điều trị nội trú này nhờ giúp đỡ.

Hiện tại, mong muốn trước mắt của những bệnh nhân này là lãnh đạo Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da liễu Hà Đông nói riêng và lãnh đạo Sở y tế Hà Nội nói chung cần sớm có biện pháp xử lý đối với cách ứng xử thiếu trách nhiệm của các hộ lý và một số cán bộ liên quan đến vụ việc này đồng thời giúp những bệnh nhân đang mắc căn bệnh quái ác được hưởng những quyền lợi mà họ.

Thông tin của vụ việc sẽ được chúng tôi tiếp tục đăng tải đến độc giả.

TRƯỜNG SƠN - KINH VÂN

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !