Bé 11 ngày tuổi biến chứng rất nặng sau tắm nước lá cây chữa vàng da

Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương mới tiếp nhận bệnh nhi từ Cao Bằng trong tình trạng rất nặng (viêm ruột, nhiễm khuẩn huyết). Hiện bé đang phải lọc máu, tiên lượng dè dặt.

Bắc Giang: 'Bệnh nhân nhỏ tuổi nhập viện một mình' dương tính với SARS-CoV-2

Bắc Giang: 'Bệnh nhân nhỏ tuổi nhập viện một mình' dương tính với SARS-CoV-2

Trưa 23/5, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang - Thân Trọng Hưng cho biết, bé nhập viện do có biểu hiện ho sốt, sau khi lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính nCoV và được chuyển đi điều trị cùng mẹ dương tính trước đó.   

Trước đó, vào 10h15phút ngày 19/5/2021, bệnh nhi N.T.B, 11 ngày tuổi trú tại huyện Hà Quảng - Cao Bằng nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng sốt cao liên tục, da toàn thân vàng đậm, quấy khóc, nôn trớ nhiều, khó thở, bú kém.

Theo lời kể người nhà, trẻ được sinh tại Bệnh viện huyện, sau khi ra viện về nhà trẻ được tắm bằng nước lá cây đun sôi theo dân gian vài lần.

Cách ngày vào viện 3 ngày, trẻ quấy khóc nhiều, da toàn thân vàng đậm màu, khó thở, bụng chướng căng được đưa đến Bệnh viện tỉnh điều trị.

Qua quá trình thăm khám, làm các xét nghiệm trẻ được chẩn đoán: Viêm ruột/Nhiễm khuẩn huyết, tình trạng trẻ rất nặng nề nên đã được chuyển tuyến Trung ương để điều trị tiếp.

{keywords}
Bé sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết (ảnh do BVCC) 

Các Bác sĩ Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, trong dân gian việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh chữa vàng da là việc làm quen thuộc, theo kinh nghiệm hoặc mách bảo nhau.

Tuy nhiên, tắm bằng lá cây cho trẻ là việc cần cân nhắc, thận trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Nguyên nhân là do da trẻ nhỏ rất mỏng đặc biệt là trẻ sơ sinh, cấu trúc da chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Đa phần việc dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ vàng da sơ sinh là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Trong khi đó các loại lá do mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, thậm chí có nhiễm thuốc trừ sâu rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi thì mầm bệnh chưa hẳn được loại bỏ hết.

Đặc biệt vào mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn thế nữa, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc tắm các loại lá chữa vàng da chỉ là lời truyền miệng vô căn cứ. Bởi theo lý giải của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai Hà Nội, vàng da sơ sinh được chia ra làm 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sơ sinh được cho là sinh lý khi nó xuất hiện và tự hết trong 7 ngày đầu. Nếu xác định vàng da bệnh lý, trẻ phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Lý giải hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, bất cứ em bé nào cũng phải trải qua vì trong thành phần hồng cầu của em bé khi nằm trong bụng mẹ có 1 chất Hemoglobin bào thai (Hb F).

Khi ra ngoài đời, hồng cầu đó vỡ đi thay vào đó là Hemoglobin người trưởng thành (Hb A). Hemoglobin F khác Hemoglobin A ở chỗ, đời sống của Hemoglobin F ngắn hơn, nên sau khi ra đời nó sẽ vỡ nhanh hơn và nhiều hơn cho nên những sản phẩm của hồng cầu vỡ đó là chất bilirubin tăng đột ngột trong máu.

Trong bilirubin chia làm 2 loại, gián tiếp và trực tiếp. Chất bilirubin vỡ trong máu đi vào gan được gan gắn với 1 chất đạm gọi là bilirubin trực tiếp, không thấm vào não và da. Còn bilirubin gián tiếp có thể xâm nhập vào não, da.

Nếu chất bilirubin gián tiếp đó thấm vào não của trẻ sơ sinh 7 ngày đầu tùy vào mức độ. Nếu ở mức độ vừa thì không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, nhưng nếu thấm nhiều quá, sẽ làm cho em bé bị kích thích, vật vã, trở nên li bì, kém phản xạ và nặng nữa thì có thể dẫn đến hôn mê, co giật và lúc đó người ta gọi là hội chứng vàng da nhân não sơ sinh.

“Đây là hội chứng nguy hiểm nhất cho trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu. Nếu trẻ bị bệnh, kể cả có được cứu sống em bé bằng mọi biện pháp thì sau này cũng để lại di chứng rất nặng nề về trí tuệ cho trẻ, giống như viêm não Nhật Bản”.

Do đó, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh.

Các bậc cha mẹ nên tỉnh táo, theo dõi em bé của mình. Nếu thấy trẻ vàng da lâu ngày thì nên cho con đi khám để được điều trị kịp thời. Cha mẹ cần cho con tới khoa sơ sinh để được lấy máu kiểm tra.

Nếu bị vàng da bệnh lý, sẽ có hai cách chữa vàng da là chiếu đèn và thay máu, tuỳ vào triệu chứng của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng theo phương pháp nào. Được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì cho sức khoẻ của trẻ sau này.

Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Cùng với vàng da có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật.... Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

 N. Huyền  

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Đang cập nhật dữ liệu !