Bất ngờ đằng sau chuyện hiệu trưởng mầm non 'dám' mở cửa trường mùa dịch

Những ngày Hà Nội căng thẳng vì dịch bệnh, các cơ sở giáo dục cho học sinh tạm dừng đến trường nên các phòng học bỏ không. Trong lúc ấy có một trường mầm non đã biến lớp học thành "nhà trọ 0 đồng" và điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Khi chứng kiến những bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K Tân Triều gặp khó khăn khi nhà nghỉ, nơi lưu trú đóng cửa theo quy định giãn cách xã hội, trong khi về quê thì quá trình đi lại tốn kém và ảnh hưởng tới trị liệu, cô Nguyễn Hồng Ngọc - Hiệu trưởng trường mầm non MAY Kindergarten (Hoàng Mai, Hà Nội) đã quyết định mở cửa trường đón các bệnh nhân ung thư khó khăn đến ở tạm.

Hành động giúp đỡ người bệnh của cô Ngọc đã lan tỏa trong cộng đồng, giúp nhiều người tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng cô Hồng Ngọc xung quanh những việc làm giàu lòng nhân ái của cô.

{keywords}
Cô Nguyễn Hồng Ngọc - Hiệu trưởng trường mầm non MAY Kindergarten

Chào cô Hồng Ngọc! Mấy hôm nay cộng đồng mạng chia sẻ thông tin trường của cô dành một phòng có diện tích lớn ở tầng 2 cho các bệnh nhân ung thư bị kẹt lại Hà Nội. Cô có thể chia sẻ thêm về quyết định mở cửa trường đón bệnh nhân đến ở không?

Tôi được biết bệnh nhân ung thư điều trị theo đợt, sau 10-12 ngày họ lại vào viện điều trị tiếp, có về quê được cũng khó để đến Hà Nội kịp cho đợt truyền hóa chất tiếp theo, mà ở lại thành phố là chất chồng khó khăn, tốn kém tiền nhà trọ, tiền ăn, điện nước, thuốc men...

Xung quanh ta có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trong đợt này, vậy nên mỗi người hãy nhìn sang bên một chút, để ý xem có ai cần gì đó không, giúp được thì hãy giúp trong khả năng của mình. Tôi luôn nghĩ thế.

Mọi thứ bắt đầu trong một đêm, khoảng 10h tối một thành viên của câu lạc bộ từ thiện tên là Nguyễn Mai Lĩnh gọi cho tôi về 2 trường hợp ung thư rất khó khăn do nhà nghỉ, nhà trọ đóng cửa hết, trong khi thời gian giãn cách kéo dài. Họ đều có giấy được ra viện tạm thời, trong đó đã có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính.

Thời điểm đó tôi đã nghĩ trong đầu “thôi làm đi, trong lúc này trường để không đấy mấy tháng vì dịch rồi”.

Vậy là ngay lập tức tôi cùng người bạn thân Mai Lĩnh lên danh sách mọi thứ cần thiết cho cuộc sống tạm thời, và trong đêm triển khai mua sắm online luôn tất cả.

5h sáng hôm sau các bác bảo vệ và lao công của trường tiếp tục lao vào giải phóng mặt bằng toàn bộ phòng Gym trong nhà của trẻ để biến thành một phòng trọ tạm thời, rất thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Mọi việc cứ thế tiếp diễn, trong 2 ngày chúng tôi đón được 6 người (3 người nhà, 3 bệnh nhân) đến ở trong căn phòng khép kín hơn 100m có nhà vệ sinh bên trong.

Mọi người đều thực hiện đúng quy định và không ra khỏi khu đó. Toàn bộ mọi thứ cho cuộc sống đều được chúng tôi cung cấp, kể cả nếu cần mua thuốc cũng có bác bảo vệ hỗ trợ.

Hình ảnh làm tôi nhớ nhất và xúc động nhất làm cảm xúc rưng rưng khi cùng ngồi ăn một mâm cơm như một gia đình lớn giữa phòng thể chất trong nhà và bên ngoài dịch bệnh hoành hành.

Mọi người trong khoảnh khắc đó tạm quên đi mọi thứ vất vả đang diễn ra và cùng nhau ăn bữa cơm tối được nấu bằng nồi niêu dựng tạm phía ban công.

{keywords}
Bữa cơm ấm áp của các bệnh nhân ung thư trong "căn phòng 0 đồng" tại trường mầm non (ảnh: Phạm Thắng)

Đến nay có bao nhiêu bệnh nhân được ở dưới “mái ấm tình thương” của trường mình rồi? Nếu đông bệnh nhân hơn tới xin ở thì cô có tiếp tục hỗ trợ không?

Hiện nay câu lạc bộ từ thiện vẫn đang tiếp tục nhận các yêu cầu của các bệnh nhân ung thư khắp nơi để về chỗ chúng tôi.

Tuy nhiên người điều hành câu lạc bộ yêu cầu phải có đủ giấy xét nghiệm âm tính cho cả người nhà và bệnh nhân cũng như những giấy tờ khác. Khi có đủ giấy tờ thì chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận.

Thời gian qua trường của cô Ngọc cũng dành phần lớn diện tích hỗ trợ địa điểm để triển khai tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn phường Định Công. Vậy công tác đảm bảo an toàn phòng dịch được thực hiện như thế nào?

Là một cơ sở giáo dục ở trên địa bàn, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng. Vậy nên khi nhận được công văn yêu cầu giúp đỡ để đặt điểm tiêm gấp vắc xin do tình hình dịch bệnh diễn biến xấu và căng thẳng, chúng tôi đã ngay lập tức chỉ đạo toàn bộ tổ bảo vệ, lao công, cán bộ trực trường trong hai ngày dọn dẹp, khử khuẩn, di dời toàn bộ cơ sở vật chất của một dãy nhà để giải phóng mặt bằng cho Bệnh Viện Bưu Điện và Y tế Phường đặt điểm tiêm.

Sau khi được hướng dẫn chi tiết về quy định của một điểm tiêm chủng bao gồm cả khoảng cách ngồi, khoảng cách đứng, chế độ điều hoà và quạt để phòng thông thoáng không lây nhiễm, cách bố trí từ khu chờ đến khu theo dõi sau tiêm… cán bộ, nhân viên chúng tôi đã cùng phối hợp với phường Định Công để sắp xếp toàn bộ cơ ở vật chất, in phông bạt, biển bảng, đặt quanh trường hướng dẫn cặn kẽ người dân quy trình đến tiêm và sau tiêm để đảm bảo an toàn cho mọi người.

{keywords}
Trường mầm non thành địa điểm tiêm vắc xin cho người dân

Thật may mắn đợt tiêm lần 1 kéo dài 6 ngày đã diễn ra thành công. Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ để tiêm đợt 2. Đây là hành động hết sức ý nghĩa của nhà trường trong đợt dịch bệnh này.

Thay vì cảm thấy mình đang làm phúc giúp đỡ mọi người, chúng tôi đều chỉ cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được góp chút sức lực của mình cho những hành động ý nghĩa.

Cô Hồng Ngọc luôn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện. Vậy lần làm thiện nguyện nào khiến cô nhớ nhất và xúc động nhất?

Bình thường trước đây hàng năm trường tôi đều dành 2 dịp làm từ thiện là Trung thu và Giáng sinh. Có lần chúng tôi đón toàn bộ học sinh trường khuyết tật về trường cùng tổ chức đêm nhạc, có lần thì chúng tôi cho học sinh 5 tuổi đi theo xuống khu nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật để tổ chức Trung thu cho các cháu tại đấy…

Tôi hướng đến các hoạt động thiện nguyện lồng ghép yếu tố giáo dục và đạo đức. Ví dụ trước khi đi 1 tuần toàn bộ chuyên đề học của tuần đó của học sinh sẽ là về người khuyết tật để các con được tưởng tượng ra trước và xem các video hình ảnh để hiểu và thông cảm, yêu thương các bạn trước rồi mới lên đường đi từ thiện.

Tôi giúp người khác ngoài lý do là làm việc tốt thì còn vì gánh trên vai trọng trách là một người hiệu trưởng. Tôi muốn làm gương cho học sinh và các nhân sự của trường để ai cũng hiểu được giá trị của tình cảm, đạo đức, trách nhiệm của một công dân với cộng đồng và đất nước.

Xin cảm ơn cô Hồng Ngọc về cuộc trò chuyện, chúc cô có nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình!

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !