Phụ huynh 'đòi' lựa chọn giáo viên chủ nhiệm, thầy Hiệu trưởng giải đáp mối lo

Nhiều phụ huynh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm phải là những người dạy môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ... để có nhiều thời gian lên lớp sát sao với tình hình học tập của học sinh.

Mới đây, trên mạng xã hội, các nhóm phụ huynh có con chuyển cấp xôn xao bàn tán về việc nên chọn giáo viên chủ nhiệm thế nào.

Nhiều người cho rằng giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên dạy những môn chính như Toán, Văn, Ngoại ngữ để có nhiều thời gian ở cạnh các con và phải là người đồng hành cùng các con suốt một cấp học mới yên tâm.

Thế nhưng, tại các trường hiện nay giáo viên chủ nhiệm có thể là những giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử) và vì những lí do khác nhau các thầy cô này cũng chỉ chủ nhiệm lớp được 1 năm.

Vậy thực sự thì vấn đề chọn giáo viên chủ nhiệm như nào mới tốt?

{keywords}
Ảnh minh họa

Trao đổi với Infonet, thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp chia sẻ, là một hiệu trưởng nên năm nào thầy cũng nhận được những băn khoăn của phụ huynh về việc giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp con mình là giáo viên các bộ môn Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Hóa học, Vật lý... là những giáo viên có ít tiết tại lớp (một số phụ huynh quan niệm đó là môn phụ) thì liệu có sát sao với học sinh bằng giáo viên môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh hay không. Phụ huynh băn khoăn cũng là lẽ tất yếu khi con mới vào lớp đầu cấp, còn bỡ ngỡ nhiều với môi trường mới.

{keywords}
Thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp

Theo kinh nghiệm của thấy Tùng, thực ra GVCN quan trọng là người có chuyên môn tốt, có lòng yêu trẻ và luôn hỗ trợ khi con trẻ khi gặp khó khăn, chăm sóc được đến từng cá nhân trong tập thể lớp 30-50 học sinh như hiện nay.

Với kinh nghiệm của một người làm giáo dục lâu năm, tôi thấy GVCN chỉ cần là người tin cậy để học sinh có thể sẻ chia tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn chúng gặp phải và có giải pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bản thân tôi đã chứng kiến rất rất nhiều giáo viên các môn Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Hóa học, Vật lý... thành công với công tác chủ nhiệm”, thầy Tùng cho hay.

Cũng theo thầy Nguyễn Quang Tùng , giáo viên nhiều tiết trên lớp quá cũng chưa hẳn là điều tốt cho con trẻ, việc gặp nhau quá nhiều đôi khi cũng làm cho một vài đứa trẻ cảm thấy nhàm chán, chúng luôn cần tìm sự mới mẻ và đôi khi những lỗi nhỏ của chúng cần phải được "làm ngơ" đi.

Và đương nhiên, vì một lý do nào đó mà GVCN không theo lớp vào năm học sau cũng là điều hết sức bình thường. Các em cần thích nghi tốt với sự thay đổi. Bản thân nhiều GVCN cũng tâm sự là mong muốn mỗi năm chủ nhiệm 1 lớp khác nhau, họ cũng muốn kiếm tìm sự mới mẻ, sự thử thách mới và làm mới chính mình.

Có một thực tế là nếu trường nào cũng chỉ xếp giáo viên môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ làm chủ nhiệm thì sẽ không bao giờ đáp ứng được vì không đủ số giáo viên.

Điều quan trọng là phụ huynh nên tin tưởng sự sắp xếp GVCN, vì mỗi Ban giám hiệu đều phải cân nhắc nhiều yếu tố như tôn trọng nguyện vọng về chuyên môn của chính GVCN đó, các phản hồi từ GVCN, từ giáo viên bộ môn và từ phụ huynh, từ học sinh... để có sự sắp xếp hợp lý chứ không phải sắp xếp bừa bãi”, thầy Tùng nói.

Hoàng Thanh

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

Đang cập nhật dữ liệu !