Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nói gì về việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên?

Việc công khai đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia trăn trở về giải pháp cân đối cung – cầu, trong đó phải tính đến cả câu chuyện biên chế giáo viên.

Chia sẻ về vấn đề công khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn.

Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi.

Cần phải có những quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, nếu quy định đấu thầu không rõ rất có khả năng cả năm các trường mới chuẩn bị được khâu đấu thầu. Rồi đào tạo thế nào đáp ứng nhu cầu chất lượng?”.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, quan trọng là Bộ GD&ĐT có giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác. Để làm được điều này, Bộ GD&ĐT cần dự báo nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các địa phương đăng ký nhu cầu theo từng giai đoạn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo nhiều chuyên gia khác thì việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo đấu thầu cũng không quá khó nhưng cái chính là sau khi tuyển được thí sinh, có cơ chế cho đặt hàng cũng như đấu thầu đào tạo giáo viên xong thì cần tính tới đầu ra của các em. Bởi lẽ, chỉ tiêu đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quyết nhưng biên chế giáo viên lại do Bộ Nội vụ nắm, nhất là hiện nay cả nước đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, để đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu là vấn đề không dễ. Cụ thể như hiện nay tại Thái Nguyên thiếu đến 5.000 giáo viên. Trong khi định mức biên chế mà ngành Nội vụ cho thì thấp hơn nhiều và chủ trương chung đang là tinh giản biên chế theo từng giai đoạn.

Hiện số lượng sinh viên sư phạm đã ra trường nhưng chưa xin được việc làm còn rất nhiều. Như vậy nguồn giáo viên ngoài xã hội vẫn còn, nhưng cái khó là không được tăng thêm biên chế nên chưa thể tuyển dụng hết, trong khi rõ ràng đang thiếu giáo viên, thậm chí là thiếu trầm trọng ở bậc mầm non nhưng không được tuyển.

Trước khi bàn đến đấu thầu tôi nghĩ phải có giải pháp cho việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng, đăng ký theo nhu cầu sử dụng, hay định mức biên chế được giao.

Nếu đăng ký theo định mức biên chế được giao thì thực tế ở nhiều địa phương đã sử dụng hết mà vẫn còn thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt ở cấp mầm non, tiểu học.

Rồi đào tạo theo nhu cầu, theo đấu thầu xong không được giao biên chế thì sao?”, ông Hưng trăn trở.

Trước đó, Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.

Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh sẽ rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định chỉ tiêu để giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc tỉnh, hoặc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên với các trường có ngành sư phạm khác.

Với đặt hàng đào tạo giáo viên, UBND cấp tỉnh sẽ lựa chọn trường và hoàn thành hồ sơ dự kiến với các trường trên cơ sở thông tin về tuyển sinh và đào tạo tại Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cổng thông tin tuyển sinh của các trường.

Với đấu thầu, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các trường theo chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Các trường sẽ hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các trường, chỉ tiêu, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong hai năm liền kề để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành, trường phù hợp. Việc thông báo chỉ tiêu sẽ được thực hiện trước ngày 15/5.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương, trường đại học, cao đẳng công khai thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trên trang thông tin điện tử để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia.

Hoàng Thanh

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !