Báo Mỹ: Tiêm kích phản lực MiG-29 đã bị 'vùi dập' ở Syria
Gần một thập kỷ hoạt động quân sự với các lệnh trừng phạt quốc tế đã đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 và các máy bay khác của Không quân Syria vào tình trạng tồi tệ, The Drive viết.
Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới
Vũ khí là một trong những cải tiến không thể thiếu đối với võ thuật, quân sự. Bên cạnh chiến thuật, số lượng vũ khí được cho là có vai trò quan trọng khi giao đấu thời xa xưa, đặc biệt là những trận tỷ thí võ thuật.
Theo đó, ấn phẩm của Mỹ chú ý đến các video được công bố vào ngày 5-6/5 của Bộ Quốc phòng Syria về các tiêm kích MiG-29.
“Qua những hình ảnh chụp với độ phân giải cao “bất thường” được đăng tải trước đó, có thể thấy tình trạng những chiếc máy bay này hoạt động như thế nào sau nhiều năm xung đột, trừng phạt, và chúng tôi cảm thấy chúng trông khá đẹp mắt”, ấn phẩm viết.
Tuy nhiên, The Drive cũng nhấn mạnh rằng, chiếc MiG-29 của Không quân Syria trong video trông khá tệ để được coi là biểu hiện của niềm tự hào dân tộc và máy bay chiến đấu chủ lực trong Không quân Syria hiện nay.
Trong các video mà MiG-29 xuất hiện, có thể thấy rõ những vết xước rõ ràng trên phần mái ở mũi máy bay và một số vết xước lớn ở dọc theo bên trái thân máy bay ngay dưới buồng lái, ấn phẩm cho biết.
Ngoài ra, kính chắn gió của máy bay nhìn như đã bị đổi màu còn các cạnh bao quanh vòm kính che buồng lái thì bị trầy xước và rất xù xì. Đồng thời, người xem cũng có thể quan sát thấy những rỉ sét ở mặt trước của cánh trái phía sau cửa bắn dùng để phóng pháo GSh-30-1 gắn bên thân phía trong. Nhiều bộ phận khác của máy bay cũng có sự ăn mòn đáng kể.
Bài báo cũng nghi ngờ khả năng của Không quân Syria có thể tiến hành bảo dưỡng và vận hành đúng cách các máy bay chiến đấu MiG-29, cũng như các loại máy bay khác.
Tiêm kích phản lực MiG-29 của Không quân Syria. (Ảnh cắt từ video). |
Không chỉ riêng MiG-29, các máy bay phản lực khác của Syria sau gần một thập kỷ nội chiến và các cuộc giao tranh với những cường quốc quân sự nước ngoài, như Mỹ, Israel và gần đây nhất là Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gây hoài nghi về chất lượng.
Theo số liệu trang Drive đưa ra, tính đến năm 2015, Không quân Syria có khoảng 20 chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-24; 50 chiếc cường kích Su-22; 130 chiếc MiG-23.
Chiếm số liệu nhiều nhất trong Không quân Syria là 160 chiếc MiG-21 (trong đó: 40 chiếc làm nhiệm vụ trinh sát, 15 chiếc dùng để huấn luyện, 105 chiếc có khả năng tấn công mặt đất); 40 chiếc MiG-29, trong đó có 6 chiếc dùng để huấn luyện; 38 chiếc MiG-25, trong đó có 8 chiếc làm nhiệm vụ trinh sát.
MiG-29 là dòng tiêm kích trứ danh của Nga (Liên Xô) được các chuyên gia quân sự Nga và phương Tây đánh giá khá cao, nhất là ở khả năng thao diễn tuyệt vời, lợi thế lớn khi đánh quần vòng ở cự ly gần. Tiêm kích MiG-29 do phòng thiết kế Mikoyan (Liên Xô) phát triển vào giữa thập niên 1970.
Tiêm kích hai động cơ MiG-29 (định danh NATO: Fulcrum) được đánh giá là một trong những dòng chiến đấu cơ linh hoạt và có khả năng không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. MiG-29 có tốc độ tối đa lên tới 2.400 km/h (gấp 2,25 lần tốc độ âm thanh), trần bay 18.000 m, tầm bay 1.430 km. Mẫu MiG-29 cơ bản được trang bị một pháo GSh-30-1 30 mm, 7 giá treo vũ khí và thùng nhiên liệu, mang được tối đa 3,5 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa đối không R-27 và R-73 cũng như nhiều loại bom và rocket.
Thanh Bình (lược dịch)