Hé lộ chuyện Nga “không thể làm” với hệ thống S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, Ankara sẽ kích hoạt hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất bất chấp sự phản đối của quốc gia đồng minh NATO là Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận nguyên nhân hoãn triển khai S-400 Nga

Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận nguyên nhân hoãn triển khai S-400 Nga

Phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xác nhận nguyên nhân khiến Ankara trì hoãn kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ S-400 Nga.

Đây là tuyên bố của người đứng đầu Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ismail Demir với hãng tin TASS.

“Quá trình triển khai S-400 sẽ được tiếp tục và chắc chắn hệ thống sẽ được đưa vào hoạt động”, TASS dẫn lời ông Demir.

Tuy nhiên, ông Demir cho biết Nga sẽ không có quyền “tiếp cận như mong muốn” đối với hệ thống S-400 được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Mặc dù thỏa thuận chuyển giao S-400 bao gồm các điều khoản về huấn luyện cho binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng S-400, bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật, nhưng quân đội Nga không có quyền tiếp cận như mong muốn đối với S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Demir nhấn mạnh.

{keywords}
Nga chuyển giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2019. (Ảnh: Hurriyet Daily News)

Trước đó, Sputnik đưa tin, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các thành viên Hội đồng Đại Tây Dương, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ibrahim Kalin cho hay, trong tháng Tư, Thổ Nhĩ Kỳ không thể triển khai các hệ thống phòng không S-400 mua của Nga từ năm ngoái do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Kalin khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chắc chắn triển khai S-400 vào thời gian tới.

“Có sự trì hoãn là do dịch Covid-19, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện theo kế hoạch”, ông Kalin nói.

Trước những diễn biến gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp nhận lời cảnh báo từ phía các đồng minh trong khối quân sự NATO về việc yêu cầu dừng sử dụng hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.

Mỹ nhiều lần tuyên bố hệ thống tên lửa S-400 không tích hợp với các hệ thống phòng thủ của NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ đang là một thành viên của liên minh quân sự. Ngoài ra, do Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không từ bỏ thương vụ mua S-400 của Nga, Nhà Trắng đã ra tuyên bố tạm thời loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35, cũng như dừng chuyển giao các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này cho Ankara.

Ankara chọn mua S-400 của Nga sau khi Mỹ từ chối thông qua thương vụ bán các hệ thống tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định mua S-400 Nga là cần thiết cho nền an ninh quốc gia và từ chối đề nghị của Mỹ về việc từ bỏ mua tên lửa Nga.

Hôm 21/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh rằng, Mỹ “hiện đặc biệt quan ngại” trước những báo cáo về việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có thêm nỗ lực để đưa S-400 vào hoạt động.

Hồi tháng 9/2017, Nga thông báo ký hợp đồng trị giá 2,5 tỉ USD với Thổ Nhĩ Kỳ về việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Theo thỏa thuận, Ankara tiếp nhận 2 tiểu đoàn S-400 từ Moscow.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thành viên NATO đầu tiên mua S-400 của Nga. Hoạt động chuyển giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được Nga thực hiện từ tháng 7/2019.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga mà NATO gọi là SA-21 Growler được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 35 km.

Minh Thu (lược dịch)

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Nga bao vây ‘chảo lửa’ Avdiivka, Bulgaria không hạn chế cung cấp vũ khí cho Kiev

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, Nga đang tăng cường các nỗ lực bao vây “chảo lửa” Avdiivka ở Donetsk.

Video UAV Ukraine bắn nổ pháo tự hành và hàng loạt xe bọc thép Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) mới để tập kích pháo tự hành và hàng loạt phương tiện bọc thép của Nga.

Video lựu pháo do Anh thiết kế nổ tung vì đòn tấn công của UAV Nga ở Ukraine

Quân đội Nga tuyên bố đã dùng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet để tấn công, phá hủy một khẩu lựu pháo FH70 do Anh thiết kế và chuyển giao cho Ukraine.

Xem Nga đưa tên lửa với phương tiện bay siêu vượt âm vào hầm phóng

Các lực lượng tên lửa Nga đã đưa một tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị phương tiện bay siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Avangard vào hầm phóng ở phía nam nước này.

Video Ukraine phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật của Nga

Quân đội Ukraine vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật RB-636 Svet-KU của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !