Báo Đức: Sự cố kênh đào Suez là biểu hiện của ‘toàn cầu hóa bế tắc’

Tờ Handelsblatt của Đức nhận định, việc kênh đào Suez bị phong tỏa cho thấy chúng ta bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương như thế nào.

Theo đó, bộc lộ một lỗ hổng khác trong quá trình toàn cầu hóa. Và đây chỉ là một trong những triệu chứng cho thấy tình hình đang đi vào bế tắc. Có vấn đề trong việc cung cấp nguyên liệu hóa dầu, vắc-xin và các sản phẩm công nghệ cao. Hoàn cảnh buộc phải thay đổi, và áp lực lớn nhất đến từ chính người tiêu dùng, những người không sẵn sàng trả một cái giá cao cho quá trình toàn cầu hóa.

Hôm 29/3, Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết tàu Ever Given đã nổi hoàn toàn sau nhiều nỗ lực giải cứu.

{keywords}
Khoảng 15% lưu lượng vận tải biển trên thế giới đi qua kênh đào Suez. (Ảnh: Reuters)

Ông Osama Rabie, người đứng đầu Cơ quan Quản lý kênh đào Suez, cho biết sẽ có 113 tàu các loại đi qua kênh đào này từ cả hai hướng trong sáng ngày 30/3 (giờ Ai Cập). Toàn bộ 422 tàu đang thả neo sẽ đi qua kênh trong vòng 3 ngày rưỡi.

Theo Nile TV của Ai Cập, các tàu đang chờ đi qua kênh đào bao gồm hàng chục tàu container, tàu chở hàng rời, tàu chở dầu và tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc khí hóa lỏng (LPG). Phần lớn tàu đang thả neo tại vịnh Suez, ngay lối ra vào phía nam của kênh đào cùng tên.

“Có thể mất thêm vài ngày nữa để các liên kết vận tải qua kênh đào Suez được nối lại, nhưng điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ suôn sẻ ngay lập tức trong lĩnh vực cung cấp quốc tế. Khủng hoảng kênh đào Suez chỉ là một triệu chứng của quá trình toàn cầu hóa bị đình trệ”, Handelsblatt viết.

Tác giả bài viết ông Torsten Rieke lưu ý rằng vắc-xin, nguyên liệu thô hóa dầu, chip máy tính hoặc các sản phẩm công nghệ cao khác là những vấn đề đang ở khắp mọi nơi hiện nay.

Khi những ảnh hưởng còn sót lại của các cơn bão mùa đông ở Texas biến mất, sự chậm trễ trong việc cung cấp nguyên liệu cho hóa dầu được loại sang một bên. Tuy nhiên, vắc-xin sẽ vẫn là mặt hàng khan hiếm trong một thời gian dài ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung khiến các doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch dài hạn.

Ngoài ra, theo Handelsblatt, tình hình cũng phức tạp bởi các quy tắc chính trị, chẳng hạn như luật về chuỗi cung ứng ở Đức và châu Âu, buộc các công ty phải gắn sản xuất của họ với các giá trị của châu Âu. Điều này dẫn đến tăng chi phí và giảm hiệu quả. Các bên liên quan phải chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất, hạn chế mức độ phân công lao động quốc tế, và điều này sẽ biến quá trình siêu tỷ lệ hóa thành một “cái phanh hãm”, do đó tất cả các quá trình đều bị chậm lại đáng kể. Người tiêu dùng đã phải trả giá cho điều này.

Trong khi đó, Handelsblatt cho rằng, những mặt tối của toàn cầu hóa đã bị che đậy quá lâu, nạn bóc lột lao động trẻ em, ảnh hưởng về khí hậu, sự ủng hộ cho các chế độ độc tài và những tác động đối với an ninh quốc gia. Không chỉ đại dịch Covid-19 mà chính ‘cuộc khủng hoảng kênh đào Suez’ đã cho thấy chúng ta phụ thuộc và dễ bị tổn thương như thế nào.

Trước đó, theo tính toán của SCA, giao thông sẽ trở lại bình thường trong vòng 4 ngày tới.

“Chúng tôi sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm để giải quyết công việc tồn đọng”, ông Osama Rabie người đứng đầu SCA khẳng định. Vụ tắc nghẽn đã gây thiệt hại cho SCA từ 12 đến 14 triệu USD mỗi ngày.

Ông Rabie khẳng định các tàu có kích thước tương tự như tàu Ever Given vẫn có thể đi qua kênh đào một cách an toàn. Do đó, SCA sẽ không thay đổi chính sách tiếp nhận những con tàu như vậy.

Đến nay, Ever Given, siêu tàu container đã khiến kênh đào Suez bị tắc nghẽn hơn 6 ngày, vẫn chưa thể tiếp tục hải trình tới châu Âu.

Tàu container Ever Given dài 400m, rộng 59m và có tổng trọng lượng 219.079 tấn đang đi từ Trung Quốc đến Hà Lan, hôm thứ Ba (23/3) đã mắc cạn ở km thứ 151 của con kênh đào Suez gây tắc nghẽn và cản trở giao thông. Nguyên nhân ban đầu được cho là vì sức gió quá mạnh khiến tàu xoay ngang và mắc kẹt.

Báo Thụy Điển đánh giá cân bằng lực lượng giữa Nga và NATO

Báo Thụy Điển đánh giá cân bằng lực lượng giữa Nga và NATO

Nếu như năm 2016, trong một cuộc chiến mô phỏng ở Baltic, Nga đã đánh bại các nước Baltic trong vài ngày và quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thể làm gì được.

Thanh Bình (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !