Báo động ‘thú vui’ đánh người nhưng chỉ bị xem là trò đùa ở Hàn Quốc

Nhiều người ở Hàn Quốc bị đánh đúng ngày sinh nhật hay các buổi lễ quan trọng, nhưng kẻ tấn công chỉ xem đây là trò đùa.

Tại sao một số người lại thích dùng bạo lực để chức mừng sinh nhật hay trong những sự kiện quan trọng của người khác?

Theo Korea Herald, hồi tháng Sáu, một trung sĩ thuộc lực lượng hải quân Hàn Quốc đã bị một nhóm đồng nghiệp 7 người tư hình trong suốt  2 tiếng đồng hồ tại đơn vị đóng quân ở thành phố Donghae thuộc tỉnh Gangwon. Nạn nhân đã bị rách dây chằng nghiêm trọng, và cơ thể toàn vết thâm tím buộc phải điều trị y tế trong 4 tuần.

{keywords}
Cô gái bị bạn bè trói vào cây và đổ bột lên khắp người trong buổi lễ chúc mừng. (Ảnh: KBS)

Khoảng một tháng trước đó, 4 nữ sinh học một trường cấp 3 tại phường Cheonho-dong, phía đông nam Seoul, đã bị cảnh sát bắt vì tấn công một bạn cùng lớp tại công trường xây dựng.

Hai vụ việc trên không liên quan tới nhau, nhưng có một điểm chung là những đối tượng tấn công đều cho biết họ chỉ đang “chúc mừng” nạn nhân trong ngày trọng đại.

Liên quan tới sự việc xảy ra trong lực lượng hải quân Hàn Quốc, trung sĩ bị đánh trước khi xuất ngũ một ngày. Còn nữ sinh bị hội bạn đánh đúng ngày sinh nhật của nạn nhân.

Đánh cho vui

Những hành động ăn mừng bằng bạo lực hay sỉ nhục người khác không còn là chuyện lạ ở Hàn Quốc. Hành vi này cũng không chỉ xảy ra duy nhất ở đất nước củ sâm.

Trên kênh YouTube có vô vàn các video về “saengil-bbang” mà chủ yếu liên quan tới các thanh thiếu niên đá vào mông bạn trong lúc đang hát mừng sinh nhật.

Trong tiếng Hàn, “saengil” có nghĩa là sinh nhật và “bbang” ngụ ý tới chúc mừng bạo lực. Trên thực tế, Hàn Quốc có văn hóa gọi là "cú đấm sinh nhật". Người ta gọi đây là việc đánh yêu người được mừng sinh nhật. 

Tuy nhiên từ đầu những năm 2000, “saengil-bbang” ngày càng có xu hướng bạo lực hơn. Người được chúc mừng cũng phải chịu sự sỉ nhục lớn hơn, do hành động này diễn ra ở những nơi công cộng, và thậm chí trong một số vụ việc, người được chúc mừng còn bị lột trần.

{keywords}
Các chương trình giải trí ở Hàn Quốc tràn ngập hành động đánh nhau nhưng chỉ xem là trò đùa mua vui. (Ảnh: SBS) 

Vào năm 2007 đài KBS đã đăng phóng sự về hành vi “saengil-bbang” vào thời điểm đó kèm theo nhiều bức ảnh và đoạn video minh chứng. Trong một clip, một nhóm người đứng thành vòng tròn, đá và đạp vào người ngồi ở giữa. Một video khác là cảnh một cô gái bị trói chặt bằng băng dính vào cái cây và bị đám bạn đổ bột khắp người.

Hay bài báo được tờ JoongAng Ilbo đăng tải năm 2010 đã dẫn lời Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là ông Lee Myung-bak gọi bữa tiệc “đáng sợ” sau lễ tốt nghiệp của các thanh thiếu niên là “thảm họa của xã hội”.

Lời bình luận của ông Lee được đưa ra sau khi nhiều báo cáo cho thấy, các nam thiếu niên đã xé đồng phục của nhau trong lễ tốt nghiệp.

Dù hành động tấn công người khác trong lễ tốt nghiệp hay sinh nhật chủ yếu do thanh thiếu niên gây ra, nhưng ngay cả trong quân đội Hàn Quốc, các quân nhân trẻ tuổi cũng có văn hóa “jeonyeok-bbang” riêng hay còn gọi là lễ ra quân bạo lực.

Anh Ham Young-wok (30 tuổi), một nhân viên văn phòng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 2015, cho biết hành vi đánh đập thường xảy ra trong lễ chia tay những người sắp được xuất ngũ.

“Một trong số những chỉ huy của tôi đã đập cả cái bánh vào mặt tôi. Những người khác xếp thành hàng và từng người một thay nhau đá vào mông tôi. Họ không đá tôi quá mạnh, bởi đây chỉ là hành động trêu đùa. Tôi nghĩ hành vi này vẫn có thể gây nguy hiểm khi trong người các đồng đội đã có men rượu”, anh Ham chia sẻ.

Rất khó để xác định chính xác khi nào và bằng cách nào “thú vui’ đánh người để chúc mừng trong ngày đặc biệt bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc. Nhưng dường như nó bắt đầu thịnh hành ở quốc gia này vào những năm 1990.

Ông Koo Jung-woo, Giáo sư xã hội học tại Đại học Keimyung, nhận định văn hóa bạo lực trong quân đội có thể khiến các binh sĩ thể hiện cảm xúc dù tốt hay xấu đều bằng bạo hành thể chất.

“Nhiều đơn vị quân đội Hàn Quốc sử dụng hình phạt thân thể dù chỉ là lỗi nhỏ. Việc chứng kiến quá nhiều hành vi bạo lực có thể khiến các binh sĩ dùng bạo lực để giao tiếp. Dù quân đội cần kỷ luật nghiêm khắc, nhưng không vì thế mà bạo lực có thể bị lạm dụng”, ông Koo nhấn mạnh.

Còn theo Giáo sư Kim Sung-chul tại Đại học Hàn Quốc, ngoài các doanh trại quân đội, người dân lại có xu hướng nhìn nhận hành vi đánh đập và sỉ nhục người khác chỉ là trêu đùa.

“Quá nhiều chương trình truyền hình trên tivi mà người chơi đánh nhau để mang lại tiếng cười cho người xem. Chuyện các thành viên tham gia chương trình phải nhận những hình phạt như đổ cả xô nước lên đầu, hay bị búng vào trán cũng quá phổ biến”, ông Kim nói.

Theo ông Kim, chính những hình ảnh xuất hiện trên truyền thông khiến người xem bị nhầm tưởng về bạo lực, cũng như xem nhẹ đây là trò đùa.

Ông Kim nói thêm những bữa tiệc chúc mừng bạo lực có thể còn liên quan hoặc dẫn tới hành vi bắt nạt người khác.

Nhật Bản chính thức phạt tù với tội nói xấu người khác trên mạng

Nhật Bản chính thức phạt tù với tội nói xấu người khác trên mạng

Nhật Bản chính thức phạt tù 1 năm và tăng số tiền nộp phạt với những đối tượng phạm tội nói xấu người khác trên mạng. 

Con đi du học, phụ huynh 'thắt lưng buộc bụng' vì đồng tiền mất giá

Con đi du học, phụ huynh 'thắt lưng buộc bụng' vì đồng tiền mất giá

Lạm phát gia tăng kèm theo đồng tiền trượt giá khiến nhiều phụ huynh ở Hàn Quốc có con du học nước ngoài rơi vào cảnh khó khăn tài chính. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !