Báo động đỏ 'lậu kháng thuốc'

Các bác sĩ cảnh báo hiện nay tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang là vấn đề đáng báo động, gây khó khăn cho việc điều trị và phòng ngừa.

 

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi tháng có thể ghi nhận hàng trăm ca đến khám do mắc bệnh lậu. Đáng lưu ý, đã có những ca nhiễm vi khuẩn lậu kháng thuốc. Đồng thời, tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một số chủng lậu kháng thuốc mạnh, không nhạy cảm với cả 2 loại kháng sinh ceftriaxone và cefixime.

Đơn vị nam học và hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc lậu nhưng điều trị lâu khỏi, tái nhiễm nhiều lần,…

Đặc biệt trường hợp 2 vợ chồng người nước ngoài sau khi chồng xuất hiện lậu đã điều trị, nhưng vợ bệnh nhân không thực hiện xét nghiệm. Một thời gian sau, bệnh nhân hết triệu chứng và sinh hoạt bình thường, sau đó cả 2 đều có triệu chứng đi khám và phát hiện dương tính với lậu và đã nhiễm lậu kháng thuốc.

{keywords}
Bệnh lậu kháng thuốc. Ảnh minh họa. 

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản và đã từng có quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh lậu do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, thường gây ra các triệu chứng ở cơ quan sinh dục của người bệnh. Vi khuẩn bệnh lậu có thể được tìm thấy ở âm đạo, trong cổ tử cung của nữ giới và trong đường niệu đạo của nam giới.

PGS Phạm Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo, chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân đến khám tại bệnh viện chủ yếu là nam giới do biểu hiện của họ rầm rộ hơn.

BS Lan cũng cho biết thực tế 70 - 80 năm qua bệnh lậu được điều trị hiệu quả bằng các thuốc kháng sinh. Nhưng hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều chủng lậu kháng các loại kháng sinh được sử dụng trước đây (sulfonamides, penicillins, cephalosporins, tetracyclines, macrolides, fluoroquinolones) và kể cả các kháng sinh hiện được sử dụng để điều trị lậu (ceftriaxone, azithromycine, cefixime).

Một bài báo quốc tế cho thấy lậu đa kháng thuốc ở mức độ cao (Neisseria gonorrhoea super bug - H041) có thể gọi là “siêu vi khuẩn lậu”, lần đầu tiên được phát hiện ở hầu họng của một gái mại dâm ở Kyoto (Nhật Bản) năm 2011, chủng này kháng lại ceftriaxone - thuốc chủ lực để điều trị bệnh lậu và hầu hết các loại kháng sinh khác.

Năm 2014, một người đàn ông ở Anh sau khi trở về từ Nhật Bản đã nhiễm chủng lậu đa kháng thuốc từ một bạn gái người Nhật mắc lậu.

Dấu hiệu bệnh lậu

BS Lê Quốc Trung – Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh lậu có thể lây qua các đường sau: khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh mà không được bảo vệ (bao cao su) đúng cách; quan hệ tình dục bao gồm: sinh dục - sinh dục, sinh dục – hậu môn, sinh dục - miệng; tất cả những cách trên đều có nguy cơ mắc bệnh lậu; bệnh lậu có thể lây qua vật dụng trung gian dính dịch tiết của người mắc bệnh lậu, nhưng tỉ lệ thấp.

Bệnh lậu nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng có thể có những biến chứng nặng nề về sau: ở nam gây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, gây tiết dịch niệu đạo kéo dài, áp xe do lậu; ở nữ biểu hiện bệnh thường kín đáo tuy nhiên biến chứng thường nặng nề: viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng tắt ống dẫn chứng gây vô sinh, viêm vùng chậu… Mức độ nặng có thể vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. 

BS Trung khuyến cáo khuyến cáo mọi người khi có những dấu hiệu nghi ngờ dưới đây thì cần thăm khám và xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả lậu) ngay, các dấu hiệu bao gồm:

Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với những đối tượng có nguy cơ cao và có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu mủ, tiểu rắt, và có cảm giác đau, bỏng rát khi đi tiểu. Người bệnh ngứa ngáy, sưng đau, tấy đỏ ở vùng kín, bộ phận sinh dục, đau khi có quan hệ tình dục và nam giới còn đau khi xuất tinh. Nam giới chảy dịch mủ có mùi hôi ở lỗ niệu và dương vật.

Nữ giới ra nhiều khí hư bất thường, có màu vàng hoặc màu trắng đục có mùi hôi. Dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm thông thường.

Khi điều trị lậu, mục đích điều trị là khỏi bệnh nhanh, tránh tái nhiễm, tái phát và không để biến chứng; vì thế muốn đạt được hiệu quả điều trị tốt, cần tránh những việc sau đây 1 tuần sau khi hoàn thành điều trị: không quan hệ tình dục, không uống rươu bia, không làm việc nặng hay nặn vuốt dọc niệu đạo để kiểm tra xem có dịch tiết không. Khi điều trị bệnh cần điều trị cả bạn tình.

Để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lậu, cần thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung; thực hành tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách; không dùng các chất kích thích khi quan hệ tình dục. 

Khánh Chi 

 

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !