Báo chí Hàn Quốc chê trực thăng WZ-10 của Trung Quốc
Báo chí Hàn Quốc chê trực thăng WZ-10 của Trung Quốc
> Trung Quốc xây trung tâm phóng tàu vũ trụ bên bờ Biển Đông
> Tham mưu trưởng Liên quân Cộng hòa Pháp thăm Đà Nẵng
> Trực thăng WZ-10 Trung Quốc cạnh tranh Apache của Mỹ?
![]() |
Hơn mười năm nghiên cứu mới chính thức bay thử, liệu WZ-10 có thực sự phù hợp với yêu cầu mới? |
Trang mạng quân sự của Hàn Quốc Silla Air Force Forum gần đây đăng bài phân tích về tính năng và những tác dụng có thể phát triển trong tương lai đối với trực thăng WZ-10 do Trung Quốc chế tạo.
Bài viết cho hay, sự xuất hiện và sẽ phục vụ quân đội trong tương lai của WZ-10 sẽ khiến lục quân Trung Quốc có được “thứ vũ khí làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu”. Nhưng trong quá trình tính toán thiết kế loại máy bay này vẫn tồn tại một số vấn đề, mà trong tương lai phía Trung Quốc cần giải quyết triệt để nhằm không gây trở ngại cho loại máy bay mới này phát huy khả năng tác chiến.
WZ-10 thiếu hệ thống phát triển và trang bị kỹ thuật hoàn chỉnh
Trong các nước đã từng nghiên cứu chế tạo trực thăng chiến đấu, chỉ có ở Nga và Mỹ là có quá trình nghiên cứu có hệ thống hoàn chỉnh chế tạo trực thăng chiến đấu tính năng cao.
![]() |
![]() |
![]() |
Trực thăng WZ -10 của Trung Quốc được mong đợi cạnh tranh với trực thăng Apache của Mỹ |
Ở Nga và Mỹ, việc nghiên cứu chế tạo trực thăng chiến đấu phải trải qua quá trình khắc nghiệt lâu dài, từ vận dụng kỹ thuật vào trực thăng vận tải hạng trung, tổng kết các tính năng tốt nhất, sau khi trải qua thử nghiệm thực tiễn khá lâu mới áp dụng vào trực thăng vũ trang phục vụ quân đội, rồi mới đến trực thăng chiến đấu chuyên dụng. Chính vì thế, tại Nga từ Mi-8 mới đến Mi-24, rồi mới đến Mi-28, và ở Mỹ là từ UH-1 đến Apache AH-1 rồi mới đến AH-64.
Những quốc gia chưa hề có kinh nghiệm về nghiên cứu, chế tạo trực thăng vũ trang phục vụ cho quân đội, đã lập tức nghiên cứu chế tạo trực thăng chiến đấu chuyên dụng thì sẽ tồn tại nhiều vấn đề:
Ưu điểm của việc cắt bớt giai đoạn này là, rút ngắn được quá trình phát triển trực thăng vũ trang, giảm giá thành. Nhưng lại lại phải lựa chọn các tính năng cần thiết. Như chiếc “Tiger” của châu Âu có kỹ thuật kém xa với chiếc “Apache” của Mỹ.
Trung Quốc cũng gặp phải vấn đề tương tự. Trước khi nghiên cứu chế tạo WZ-10, dù Trung Quốc đã mô phỏng chế tạo nhiều loại trực thăng chiến đấu, nhưng trình độ kỹ thuật của bản thân Trung Quốc lại không tăng lên tương ứng. Các trực thăng vũ trang đó đều chưa có tính năng để cải tiến thành trực thăng chiến đấu chuyên dụng.
Cho nên, trong điều kiện trình độ kỹ thuật chưa bằng châu Âu, Trung Quốc đã lựa chọn phương pháp có rủi ro cao hơn, đó là, trực tiếp chế tạo trực thăng chiến đấu chuyên dụng. Mà hậu quả trực tiếp của việc này là, quá trình nghiên cứu chế tạo WZ-10 diễn ra quá lâu.
Quan trọng nhất là, trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, Trung Quốc lại đặt ra chỉ tiêu kỹ thuật không thuộc hàng tiên tiến, nên khi đưa sản phẩm này vào phục vụ quân đội, các chỉ tiêu đó đã tự lạc hậu. Mà điều này là tối kị cho bất kể trang thiết bị quân sự nào.
Tham chiếu kỹ thuật của WZ-10 không phù hợp nhu cầu của Trung Quốc
Đối với nhu cầu của bản thân và chênh lệch về kỹ thuật nghiên cứu thực tế, trong quá trình nghiên cứu trực thăng chiến đấu chuyên dụng, Trung Quốc đã tìm chỉ tiêu kỹ thuật tham chiếu, rút ngắn quá trình nghiên cứu và giảm bớt rủi ro. Cách làm này khá phổ biến không chỉ ở Trung Quốc, mà còn được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Và rõ ràng, chỉ tiêu kỹ thuật tham chiếu của WZ-10 là các loại trực thăng hạng trung của châu Âu, cụ thể là từ “Tiger” của các nước châu Âu kết hợp với A129 “Weasel” của Ý.
Nhiệm vụ chủ yếu của loại máy bay này là tiến hành tấn công phối hợp với lực lượng lục quân, mang tính chi viện cự li ngắn. Nên nó phù hợp với lục quân có quy mô nhỏ.
So với Nga và Mỹ, sau thế chiến thứ II, các nước châu Âu thực sự không còn “đại lục quân”. Nhìn từ việc lực lượng quân đội châu Âu tham chiến tại Libya, khả năng tác chiến tổng thể của họ đã giảm sút đi nhiều.
Có thể thấy, Mỹ và Nga đang chú trọng phát triển trực thăng chiến đấu hạng nặng, còn châu Âu chỉ chú trọng vào trực thăng loại vừa và loại nhẹ
Nhưng tình hình thực tế ở Trung Quốc và châu Âu không giống nhau. Từ lâu, là một nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự quy mô lớn. Dù có những biến động vào những năm 80 thế kỉ trước, nhưng xét về quy mô, quân đội Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới, dù có sự chuyển biến từ “lấy đông thắng ít” sang “lấy tinh nhuệ là chính”.
Cho nên, chỉ tiêu kỹ thuật của trực thăng chiến đấu của châu Âu không thể phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc. Ví dụ, nếu trực thăng chiến đấu của Nga và Mỹ có thể mang đến 16 tên lửa chống tăng (thậm chí Ka-50/Ka-52 có thể mang 24 tên lửa chống tăng “cơn lốc”-M) thì WZ-10 chỉ mang được 8 quả. Điều này hiển nhiên chứng minh sự yếu kém về khả năng tấn công của WZ-10.
WZ-10 xem nhẹ kỹ thuật truyền thống
Từ khi mô hình WZ-10 xuất hiện lần đầu trên mạng đến nay, thì dù tính năng của nó thế nào, thì thời gian nghiên cứu chế tạo quá dài, khiến nó khó có thể trở thành trang thiết bị tiên tiến. Mà một nguyên nhân quan trọng là do Trung Quốc đã xem nhẹ kỹ thuật truyền thống.
Xét về lĩnh vực hiện đại hóa quân đội, trước đây Trung Quốc chủ yếu tiếp nhận kỹ thuật của Liên Xô cũ và Nga, tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng sau này, Trung Quốc lại quay sang học tập kỹ thuật của các nước châu Âu mà xem nhẹ kỹ thuật truyền thống của Nga. Chiếc WZ-10 chính là một sản phẩm chứng minh cho sự “chuyển hướng” này.
Trung Quốc cũng chỉ tập trung một cách mù quáng vào việc nghiên cứu tên lửa dẫn đường bằng laser, một công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cực kì cao, vượt quá tầm của Trung Quốc.
Tóm lại, một nước có quy mô lực lượng lục quân hùng mạnh như Trung Quốc, trực thăng chiến đấu hạng nặng tính năng cao là một lựa chọn tất yếu. Như vậy WZ-10 không phù hợp với yêu cầu về phương diện này.
Biện pháp hợp lý hơn cả là, tạm dừng WZ-10, chuyển sang nghiên cứu kỹ thuật trực thăng chiến đấu Mi-18 của Nga, kết hợp các kỹ thuật tiên tiến có được khi nghiên cứu WZ-10, cải tiến Mi-28 để tạo ra loại máy bay thực sự phù hợp với nhu cầu và quy mô quân đội của chính mình.
Hoà Phong