Báo chí có đóng góp tích cực với mục tiêu phát triển bền vững, bình đẳng giới
Các tác giả được giải Báo chí với phát triển bền vững 2018 |
Tham dự lễ trao “Giải báo chí với Phát triển bền vững 2018 và phát động Giải năm 2019 có tân Đại sứ Canada tại Việt Nam - bà Deborah Paul, Giám đốc chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh - ông Michael Krakowski, Trưởng đại diện của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam – ông Nguyễn Công Minh Bảo, Trưởng nhóm Chương trình phụ nữ dân tộc miền núi của CARE International Việt Nam – bà Vũ Minh Hải và đại diện của trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID), trung tâm Con người và thiên nhiên PanNature, tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI…
Sau 5 tháng phát động và tổ chức “Giải Báo chí với Phát triển bền vững 2018”, BTC đã nhận được 503 bài tham dự từ 173 tác giả của142 tờ báo trên cả nước. Trong số này có nhiều bài báo của các nhà báo đến từ các báo lớn như Chính phủ điện tử, Vnexpress.net, Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong Pháp luật TP HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng Sản, Quân đội nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đại biểu nhân dân, Báo Nhân dân, Báo Công an TP HCM…Các đài truyền hình lớn như Truyền hình Thông tấn xã, Đài truyền hình VOV, Truyền hình VTC, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Hà Nội… đều có tác phẩm tham dự Giải.
Trong 503 bài báo tham dự có 205 bài - chiếm 40, 7%, thuộc lĩnh vực môi trường, 214 bài - chiếm 42,5%, thuộc lĩnh vực giới, 84 bài – chiếm 16%, ở các lĩnh vực khác.
Thể loại bài tham dự Giải phong phú, từ các tin tức cho tới các loạt bài phóng sự, phóng sự điều tra, ghi nhanh… trong đó có 140 phóng sự điều tra – chiếm 28%, 27 phóng sự - chiếm 5% và 171 tin – chiếm 34%.
Đối tượng tham gia phong phú. Bên cạnh các nhà báo còn có các luật sự, nhà nghiên cứu, các cộng tác viên báo chí.
Số lượng nữ tác nữ tác giả tham gia Giải chiếm ưu thế, tới 94 tác giả - chiếm 54,33%, trong khi đó, nam tác giả là 79 người - chiếm 45,67%.
Tác giả gửi nhiều bài dự giải nhất là Trần Trọng Trung (Trung tâm Văn hoá Thể thao & Truyền thanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Phạm Kế Toại (Nông nghiệp Việt Nam), mỗi người gửi 19 bài.
Có 2 tập thể gửi bài dự Giải là Chi hội nhà báo Báo điện tử Chính phủ và báo Bà Rịa Vũng Tàu.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, những tác phẩm lọt vào vòng chung khảo có chất lượng cao.
Giám khảo đã làm việc công tâm và Ban Tổ chức đã chọn ra được 10 giải, trong đó có 4 giải về giới và 6 giải vễ lĩnh vực môi trường.
Ở lĩnh vực Giới, giải A được trao cho loạt bài “Cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì” (Tác giả: Tuấn Ngọc – Tô Dung, báo Lào Cai).
Ở lĩnh vực môi trường, giải A được trao cho loạt bài 19 kỳ “Những mùa dứa thối trên nương ở Lào Cai” (Tác giả: Phạm Kế Toại, Báo Nông nghiệp Việt Nam).
============
Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc được xem như là định hướng mang tính toàn cầu và mỗi quốc gia cần phải đặt ra các mục tiêu phù hợp với bối cảnh của quốc gia để thực hiện.
17 Mục tiêu PTBV toàn cầu (SGDs) đã được Việt Nam quốc gia hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (VSDGs) được ban hành tháng 5/2017 với 115 mục tiêu cụ thể để phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia trên cơ sở kết quả thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trách nhiệm tham gia vào phát triển bền vững thuộc về tất cả mọi người (nhà nước, NGOs, doanh nghiệp, mỗi người dân,...). Trong đó, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền thông phát triển bền vững, giúp xã hội nhận thức được vai trò của mình.