Bài học trong SGK lớp 1 đang "tiêm vào đầu trẻ thơ sự mách qué, khôn lỏi…"

Không dừng lại ở việc phản ánh chương trình lớp 1 mới nhanh và nặng, một số phụ huynh tiếp tục phát hiện những nội dung không phù hợp đối tượng học sinh lớp 1 trong SGK Tiếng Việt.

{keywords}
Nội dung trong SGK tiếng Việt lớp 1.

Ông Ngô Thiệu Phong, Tổng Biên tập Báo điện tử VOV (vov.vn) mới đây đã viết trên Facebook cá nhân thể hiện sự thất vọng về nội dung bài tập đọc “Hai con ngựa” trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều (trang 157).

Nội dung bài tập đọc cụ thể như sau:

“Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.

Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”".

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Thiệu Phong cho biết sẽ chịu trách nhiệm về những nhận định và sẵn sàng tranh luận với những ai có ý kiến phản đối quan điểm của mình.

Bởi lẽ, ông từng “mon men chầu rìa các cuộc họp của các tổ viết sách đợt thay sách 2000” nên thấm thía cái khó của người biên soạn sách giáo khoa.

“Bài với nội dung như trên thì chả hiểu “ý văn học” của các thầy các cô là cái gì? Thiếu gì đoạn trích để luyện chữ luyện câu. Còn bảo nêu ra tình huống để giáo viên và học sinh phát triển thêm, bàn về sự chăm chỉ và lười biếng thì thiếu gì tình huống để học sinh không... hiểu lầm”, ông Phong nói về bài tập đọc "Hai con ngựa".

Tổng Biên tập Báo VOV nêu câu hỏi: “Tiêm vào đầu trẻ thơ trò mách qué, gian dối, ma lanh, khôn lỏi… như thế để làm gì? Để đối phó với cuộc sống đầy rẫy mưu ma chước quỷ hiện nay? Nó quá thừa rồi!

Giờ là lúc cần sự trung thực, lương thiện, cần lòng tốt, cần việc làm nhân nghĩa đức độ để mỗi người lấy lại niềm tin, để mỗi người cảm thấy còn chỗ dựa mà hy vọng sống tốt, để mỗi người cảm thấy sự tử tế của mình, nếu có, cũng không còn lạc lõng”, ông Ngô Thiệu Phong bày tỏ.

Trong khi đó, quan sát nhiều luồng ý kiến khác nhau về SGK lớp 1 mới suốt một tháng qua, Ths. Đào Thúy Nga, chuyên gia giáo dục, cựu sinh viên cao học Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ghi nhận sự nỗ lực của tác giả các cuốn sách khi họ phải vượt qua nhiều khó khăn để viết ra được những cuốn sách này.

Tuy nhiên Ths. Đào Thúy Nga nêu vấn đề: “Màu sắc, hình vẽ đẹp, chất lượng là điều đầu tiên chúng ta nhận thấy nhưng rồi những vấn đề cứ nổi lên do đâu?

Tôi được biết cho đến tận giờ, chuẩn năng lực đầu vào học sinh tiểu học không được công bố. Là chương trình phát triển năng lực, các giáo viên phải có khả năng nhận định đại đa số học sinh của mình đạt mức năng lực nào để lựa chọn tốc độ dạy học của mình. Vì chuẩn đầu vào của học sinh không được công bố trước nên giáo viên không biết làm cách nào, dạy dỗ ra sao cho phù hợp.

Sự tắc trách của Bộ GD&ĐT đã dẫn đến tình trạng học sinh học quá nặng, giáo viên quá tải và mệt mỏi, ức chế phát sinh”, Ths. Đào Thuý Nga phân tích.

Ths. Đào Thúy Nga cũng cho biết điều đáng lo ngại thứ hai chính là cách đánh giá của cơ quan chức năng, của những chuyên gia giữ vị trí quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới khi cho rằng nguyên nhân của mọi phản ứng trong dư luận xã hội vừa qua là "do giáo viên không hiểu rõ chương trình, không hiểu sách giáo khoa”.

“Theo tôi hiểu, sách viết phải theo hiện trạng độc giả. Lựa chọn viết sách cho đối tượng nào thì đối tượng đó phải đủ sức thẩm thấu sách thì cuốn sách đó mới có thể hữu ích cho người đọc.

Với lý do này, sách giáo khoa phải được viết để giáo viên và học sinh hiểu được, đặc biệt là giáo viên. Những cuốn sách giáo khoa mà giáo viên không thể hiểu rõ thì làm sao họ có thể dạy được cho học sinh?

Điều đơn giản này liệu các tác giả và Bộ GD&ĐT có hiểu hay không mà để tình trạng rối loạn này xảy ra?”, Ths. Đào Thuý Nga nêu vấn đề.

Đó là chưa kể tình trạng các tác giả sách lại không làm trong ngành giáo dục tiểu học mà chỉ là giáo sư Ngữ văn và giáo sư Toán.

“Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, liệu rằng việc viết sách giáo khoa có trở nên quá dễ dãi dẫn đến tình trạng rối loạn và gây ức chế như hiện nay. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta đợi câu trả lời chính thức từ phía Bộ GD&ĐT cho câu chuyện nan giải này”, Ths. Đào Thuý Nga bày tỏ.

N. Huyền 

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !