Bác sĩ trẻ cạo trọc đầu ra tâm dịch: 'Tôi gửi đơn xin đi Bắc Giang'

Trước khi chuẩn bị ra Bắc Giang chống dịch, Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu đã quyết định 'xuống tóc' để thuận tiện mặc quần áo phòng hộ chống dịch.

Chia sẻ với Infonet sáng nay 30/5, bác sĩ Đặng Minh Hiệu (sn 1993) – khoa Gây mê, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, anh cùng 2 đồng nghiệp của mình ra tới Hà Nội lúc 1h sáng và hiện đã về Bắc Giang.

Hiệu chia sẻ về quyết định cắt tóc, cạo trọc đầu trước khi lên đường đến tâm dịch Bắc Giang: “Tôi đã từng làm việc tại khu vực vùng đệm của Bệnh viện, mang trên mình các trang phục bảo hộ kín mít 24/24h nên tôi hiểu được sự bất tiện của nó. Khi biết tin sẽ công tác tại khu điều trị cho người bệnh Covid-19, tôi chỉ muốn mình phải sạch sẽ nhất, thoải mái nhất, an toàn nhất, ít tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhất. Đó là cách để tôi chuẩn bị tốt nhất cho công tác chuyên môn trong thời gian sắp tới tại tâm dịch”.

{keywords}
BS Hiệu cắt tóc trước khi ra Bắc Giang chống dịch

Nhưng ngày 29/5, khi hình ảnh của bác sĩ Hiệu được chia sẻ trên cộng đồng mạng nhiều, được bạn bè nhiều người quan tâm, bình luận tích cực giúp Hiệu vui hơn khi bước vào cuộc chiến Covid-19 sắp tới.

Hiệu tâm sự, cậu luôn theo dõi thông tin dịch Bắc Giang. Thấy các đồng nghiệp vất vả anh mong muốn bay ra để giúp sức.

Hiệu nhanh chóng gửi đơn xin đi Bắc Giang. Khi đơn được đồng ý, Hiệu cũng có cảm xúc đan xen hào hứng, bỡ ngỡ, lo lắng và trách nhiệm.

{keywords}
Hiệu cùng đồng nghiệp lên đường đi Bắc Giang

Trước đó, bác sĩ Hiệu cho biết anh đã tham gia chống Covid -19 và được sắp xếp vào khu vực “vùng đệm” của bệnh viện, lần này đặc biệt hơn.

Khi làm chống dịch ở vùng đệm, đây là khu vực sẽ tiếp nhận và hỗ trợ điều trị ban đầu cho người bệnh nhập cấp cứu có nguy cơ cao mắc Covid-19 về triệu chứng cũng như liên quan dịch tễ.

Đây là phòng tuyến đầu tiên để sàng lọc tìm ra những người bệnh dương tính nhằm tránh làm lây lan dịch trong bệnh viện, nơi vốn là cơ sở nòng cốt để chiến đấu một khi dịch bệnh bùng phát.

Được đóng góp trực tiếp một phần sức vào công cuộc phòng chống dịch với bệnh viện nói riêng cũng như cả nước nói chung với một bác sĩ trẻ mới ra trường vài năm như Hiệu, anh nói 'thật sự rất tự hào'.

Anh nói làm ở vùng đệm chỉ lo sẽ không hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, hậu quả sẽ không chỉ cho cá nhân mà cả bệnh viện nên lúc nào cũng phải cẩn trọng hết sức.

{keywords}
Bác sĩ Hiệu ngày thường

Khi còn ở trong TP.HCM, Hiệu đã từng gửi ảnh mình trùm áo phòng hộ kín mít, nhắn tin cho má “Má, con đi vùng đệm, ở với mấy bệnh nhân nguy cơ cao dương tính á Má”. Má của Hiệu chỉ dặn con cẩn thận. Còn chị Hai của cậu thì rơm rớm nước mắt nhưng ai cũng nghĩ đó là cái nghề, cái nghiệp.

Má Hiệu thương con ở nhà lúc nào cũng ốm yếu mà giờ cũng lăn lộn, oằn mình chống dịch y như trên tivi hay chiếu mà xót quá không dám gọi điện nói chuyện với con.

Hiệu chỉ mong ai cũng thấu hiểu nỗi vất vả của biết bao nhân viên y tế, lực lượng truy vết, biết bao sinh viên cũng đã tình nguyện tham gia để giảm tải công việc, bản thân Hiệu cũng muốn đóng góp công sức nhỏ nhoi của mình cho tâm dịch Bắc Giang lần này.

Tại Bắc Giang, Hiệu sẽ tham gia cùng với các y bác sĩ của địa phương vào khu điều trị người bệnh Covid-19.

Mẹ đi chống dịch sốt vì căng sữa, con đòi mẹ bế qua tivi

Mẹ đi chống dịch sốt vì căng sữa, con đòi mẹ bế qua tivi

Bác sĩ Hạnh được tăng cường từ Bệnh viện 103 về Bắc Giang điều trị cho bệnh nhân Covid -19. Những ngày đầu xa con, bầu sữa căng tức, chị nhớ con khủng khiếp. Mỗi khi gọi điện về, con thấy mẹ là cười bập bẹ “mẹ ơi… mẹ bế” 

Khánh Chi

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !