Bác sĩ phát hoảng với F0 ở nhà tự uống thuốc bừa bãi

Đa phần các túi thuốc được bệnh nhân gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn đều có kháng sinh. Nhiều hiệu thuốc bán thuốc kê đơn, mặc kệ tình trạng người bệnh như thế nào…

 

Túi thuốc nào cũng có kháng sinh 

Dù đã được cảnh báo, thậm chí có những trường hợp phải đi viện cấp cứu vì lạm dụng thuốc kháng sinh của F0 điều trị tại nhà nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra. Khi xem túi thuốc điều trị Covid-19 của nhiều F0, các bác sĩ tá hỏa khi thấy tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi.

“Vô cùng nguy hiểm”, đó là lời mà BS Đinh Thế Tiến (Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cảm thán với phóng viên. Anh cho biết hiện đang tư vấn cho nhiều F0 điều trị tại nhà.

“Đa phần các túi thuốc được bệnh nhân gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn đều có kháng sinh. Nhiều hiệu thuốc bán thuốc kê đơn, mặc kệ tình trạng người bệnh như thế nào. Điều này rất nguy hiểm vì thuốc không chữa được bệnh thậm chí gây nguy hiểm tính mạng…” bác sĩ Tiến cho biết.

{keywords}
Trong túi thuốc F0 nhờ các bác sĩ Tiến tư vấn 

Chung mối lo ngại này, BS Đỗ Anh Tuấn, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cũng thông tin, trong tâm lý hoang mang khi có F0 điều trị tại nhà, nhiều gia đình tìm kiếm thông tin từ trên mạng xã hội, đồng nghiệp, người thân, phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời chuẩn bị rất nhiều thuốc điều trị tại nhà. Nhiều gia đình sưu tầm các đơn thuốc cho F0 kể cả người lớn và trẻ con có tới 11 thuốc.

“Trong 11 thuốc, có khoảng 5-6 thuốc là nằm trong danh mục phác đồ điều trị của Bộ Y tế (gói thuốc A, B, C), thì bao gồm ít nhất 1 loại kháng sinh, thậm chí có đơn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp với nhau.

Khi được bệnh nhân cung cấp cho đơn thuốc đã sử dụng như vậy, thì người bác sĩ tư vấn, hỗ trợ F0 tại nhà như tôi cảm thấy rất lo lắng. Trong quá trình hỗ trợ F0 nhi điều trị tại nhà qua mạng, chỉ có số ít người thân của trẻ gọi điện nhờ tư vấn và tôi chỉnh thuốc cho các cháu nhưng con số đó không nhiều, đa phần người bệnh dùng thuốc được 2-3 ngày rồi mới gọi điện nhờ hỗ trợ như vậy rất nguy hiểm”, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn thông tin.

Không triệu chứng cũng uống kháng sinh 

Có người bệnh Covid-19 chưa triệu chứng gì cũng tự ý mua kháng sinh về dùng. Phổ biến nhất là người bệnh ra các hàng thuốc và được người bán tư vấn hoặc dùng theo các đơn thuốc truyền tay trên mạng. Không chỉ dùng cho người lớn, phụ huynh cũng tự lên đơn thuốc cho trẻ em theo các phương thức trên.

Đáng sợ hơn, F0 uống kháng sinh bất kể lúc nào (ngay từ khi mới xét nghiệm dương tính) cho đến những trường hợp đã xét nghiệm âm tính theo BS Tiến “vẫn tiếp tục uống”.  Trong khi, sử dụng kháng sinh không điều trị được vi rút SARS- CoV-2 và việc kê kháng sinh thường quy là sai chỉ định.

“Người uống có nguy cơ kháng kháng sinh, dị ứng, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi nhiều hơn do sử dụng sai thuốc. Đặc biệt đáng báo động, việc lạm dụng kháng sinh dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh”, bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị vi rút tấn công… Cũng theo bác sĩ Tiến, hiện ở bệnh viện rất nhiều trường hợp nhiễm khuẩn đa kháng thuốc. Vũ khí đắc lực kháng sinh đã dần bị vô hiệu, đến từ thói quen dùng thuốc bừa bãi, không được kê đơn và sai quy định.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng của người bệnh. Vì thế, F0 chỉ sử dụng kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng bội kèm theo và theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng.

N. Huyền 

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Đang cập nhật dữ liệu !