Bác sĩ hướng dẫn hai bài tập ho đúng cách để làm sạch phổi cho F0

Trong số 20% bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng thì tình trạng sốt, mệt mỏi, ho, khạc đàm (đờm) là biểu hiện phổ biến. Với những người trở nặng, cơn ho là điều đáng sợ nhất

F0 vượt qua cửa tử, chia sẻ bài tập thở phục hồi

F0 vượt qua cửa tử, chia sẻ bài tập thở phục hồi

9 ngày đầu mắc Covid-19 với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi nhưng khi SpO2 tụt nhanh thì anh Sơn phải gắn với máy tạo oxy để thở. Sau khi vật vã vượt qua cửa tử, anh tập cai oxy, vận dụng bài tập thở để phục hồi

Những cơn ho rút ruột, rút gan

Anh Bùi Văn Mẫn, trú tại Quận 2 (TP Thủ Đức, TP.HCM), bênh nhân Covid-19 đang điều trị tại BV Thủ Đức cho biết, sau khi hết sốt anh chuyển sang ho. Với anh, những cơn ho vô cùng ám ảnh bởi mỗi lần ho anh cảm giác như không thở nổi, phải ngồi bên cạnh chiếc máy tạo oxy liên tục.

''Ho như rút ruột, rút gan, ho tới mức cảm giác đau quặn thắt ngực sang lưng. Mỗi lần ho xong, người mệt mỏi rũ rượi, nằm vật như con cá mắc cạn'', anh Mẫn kể lại.

Sau cơn ho là cơn thiếu oxy, SPO2 giảm; nếu chỉ cần cử động nhẹ như với tay lấy ly nước, ngồi dậy, thậm chí muốn với vali đồ cũng khó. 

Bà N.K.T. (ngụ tại Trần Bình Trọng, quận 5, TP.HCM) là bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng bị những cơn ho đờm hành hạ. ''Cảm giác muốn ho nhưng nghẹn ở cổ vô cùng khó chịu, mệt mỏi'', bà T chia sẻ. Bà còn bị ho cả ra máu, lúc ấy rất sợ hãi nhưng được bác sĩ hướng dẫn tập ho, tập thở đúng cách.

Sau đó, bà T. đã cố gắng tập thở, tập các động tác ho để tống đờm ra ngoài. Bà T. tập yoga lâu ngày nên cũng có kinh nghiệm trong việc lấy hơi tập thở, tập ho nên sau 3 - 4 ngày kiên trì tập luyện bà đã thấy giảm cơn ho.

{keywords}
2 bài tập ho làm sạch phổi theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

TS.BS. Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khoảng 80% người bệnh Covid-19 không có triệu chứng, 20% người bệnh còn lại có 4 triệu chứng rất hay gặp như: sốt, ho khan, mệt mỏi, khạc đàm.

Vì vậy, bệnh nhân không may có đàm trong phổi nên tập các bài tập ho, tập khạc đờm để làm sạch phổi nhưng phải đúng cách và dễ ho, dễ khạc nhất. Nếu khó thở mà bệnh nhân cố gắng khạc đàm không đúng thì tình trạng khó thở có thể nặng hơn.

Để khạc đàm dễ, đầu tiên cần làm loãng đàm ra. Bệnh nhân có thể uống thuốc, nhưng trường hợp không thể ra ngoài để được thăm khám và kê đơn thuốc thì có thể uống nhiều nước ấm để làm đàm loãng ra.

Bài tập ho chủ động

Theo TS Vinh, ho chủ động giúp đẩy đàm ra khỏi phổi định kỳ, nhằm làm sạch phổi mà không đợi đến khi đàm quá nhiều gây ho (thụ động). Ho thụ động có thể ho thành cơn, ho sặc sụa, gây mệt mỏi và khó thở. Khi cảm thấy cổ họng vướng đàm, thực hiện động tác ho này sẽ tống bớt đàm ra ngoài một cách chủ động. 

Người bệnh ngồi trên ghế vững chắc, thẳng lưng, dùng hai tay ôm lấy bụng sao cho hai bàn tay nắm vào khuỷu tay đối bên. Sau đó: 

- Hít vào bằng mũi, thở ra hơi sâu bằng miệng hơn bình thường 2-3 lần. 

- Lần hít vào thở ra tiếp theo, động tác thở ra thay bằng cách ho mạnh 2-3 tiếng ngắn há miệng khi ho. Đồng thời dùng tay ép bụng về phía lưng, người cúi về phía trước. Đàm sẽ được đẩy từ phổi ra ngoài.

Bài tập ho tống đờm

Người bệnh ngồi trên ghế vững chắc, thoải mái. Thẳng lưng và ôm phần bụng của mình, sau đó thực hiện lần lượt các động tác sau:

- Hít sâu bằng mũi, có thể nín thở một lúc rồi hà hơi thật dài về phía trước mặt. Thực hiện động tác hít và hà hơi 3-4 lần, để đàm đi từ đường dẫn khí nhỏ ra đường dẫn khí lớn.

- Hít sâu thêm một lần nữa và sau đó ho gằn giọng hai tiếng. Động tác này giúp tống đàm từ đường dẫn khí lớn ra khỏi phổi để khạc ra ngoài.

Nếu vẫn còn cảm giác có đàm, nên thực hiện lại để tống hết đờm ra khỏi phổi.

Nếu vẫn cảm thấy vướng đàm, người bệnh có thể thực hiện vài lần nữa.

Bác sĩ Vinh cho hay, nếu người bệnh bắn được đờm trong phổi ra sẽ thấy dễ chịu hơn, phổi cũng thông khí hơn. Ho chủ động hay ho tống đàm đều giúp phổi sạch hơn, hô hấp tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, nếu ho mạnh, tống đàm mạnh như vậy sẽ khiến chất tiết trong đường hô hấp bay ra ngoài không khí.

Trường hợp người bệnh mắc Covid-19 thì có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Do đó, khi thực hiện các bài tập, người bệnh chỉ thực hiện trong không gian riêng biệt của mình và phải khử khuẩn, vệ sinh phòng, xử lý rác thải đúng quy định; không thể ho mạnh để chất tiết ra ngoài không khí lây nhiễm cho người xung quanh.

Khánh Chi 

6 điều F0 cần lưu ý khi điều trị tại nhà

6 điều F0 cần lưu ý khi điều trị tại nhà

Từ ngày 16/8, TP.HCM sẽ thí điểm điều trị cho F0 tại nhà, người nhiễm bệnh được nhân viên y tế lấy mẫu, cung cấp thuốc men tại nhà để giảm tải cho cơ sở y tế

Thanh niên F0 chia sẻ cách vượt qua Covid-19 sau 10 ngày cách ly tại nhà

Thanh niên F0 chia sẻ cách vượt qua Covid-19 sau 10 ngày cách ly tại nhà

Lại Vũ Tuấn Anh (28 tuổi, quận 3 TP. HCM) chia sẻ về hành trình vượt qua Covid-19 của mình tại nhà sau 10 ngày đã có kết quả âm tính. Bác sĩ nói gì về điều này?

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !