Bác sĩ điển trai từng ăn, ngủ ở tất cả các ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam

Các ổ dịch Covid-19 từ Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) cho đến Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), hay bay vào Đà Nẵng rồi ra Hải Dương, tất cả đều in dấu chân bác sĩ trẻ Trần Anh Tú, cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm,Viện VSDTTƯ.

{keywords}
Bác sĩ trẻ Trần Anh Tú 

Anh Trần Anh Tú đã cùng đồng nghiệp hỗ trợ các địa phương điều tra chống dịch. Với nhiều nỗ lực vượt bậc, chàng bác sĩ điển trai sinh năm 1989 đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ KHCN ngày 5/5/2020 với thành tích "Đã có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng khoa học công nghệ trong phân tích xử lý thông tin dịch tễ góp phần khoanh vùng dập dịch Covid-19"; Bằng khen "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2020" do Trung ương Đoàn khen thưởng.

Và mới đây nhất (ngày 6/12), một lần nữa bác sĩ Trần Anh Tú lại được vinh danh là một trong 10 thầy thuốc trẻ tiêu biểu năm 2020. Giải thưởng do Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam trao tặng.

Phóng viên Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng Ths. BS Trần Anh Tú về một năm làm việc tích cực vừa qua:

Giữa nhiều chuyên ngành khác nhau có tương lai rộng mở, khả năng kiếm tiền tốt hơn khi ra trường, vì sao bạn lại chọn y tế dự phòng để đăng ký ngay từ khi làm hồ sơ thi đại học và gắn bó tới bây giờ?

Do mình có người thân làm trong lĩnh vực y học dự phòng nên đây là một trong những ngành nghề mình ấn tượng nhất khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, khi nghĩ tới chuyên ngành y thì y học dự phòng đã là lựa chọn đầu tiên của mình khi đăng ký hồ sơ.

Bạn có mặt ở hầu khắp các địa phương xuất hiện ổ dịch Covid- 19, bắt đầu từ điểm đầu tiên tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) đến Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), vào Đà Nẵng rồi lại ra Hải Dương. Bạn có thể chia sẻ về điều quan trọng nhất đọng lại trong tâm trí bạn lúc này?

Mình rất may mắn được các lãnh đạo đơn vị cử đi chống dịch tại các ổ dịch Covid-19. Đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng quý giá trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Bởi vì, trong quá trình chống dịch, mình được làm việc cùng rất nhiều các cô chú, các anh, chị trong ngành y với chuyên môn rất cao và có rất nhiều kinh nghiệm thực địa.

Hơn nữa, ngoài việc học được các kiến thức, kinh nghiệm, mình còn được chứng kiến rất nhiều tâm sự, trải lòng của những người thầy thuốc của thế hệ đi trước. Điều này thực sự đã truyền cảm hứng cho mình, khiến mình ngày càng yêu quý, đam mê công việc của mình hơn.

Đối mặt với dịch bệnh, có thời khắc nào dù chỉ là thoáng qua bạn muốn tìm cách xin ở lại không?

Thực ra, ổ dịch đầu tiên ở Sơn Lôi bùng phát cũng khiến mình cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây không phải sự lo lắng cho hiểm nguy bản thân mà là sự lo lắng về kinh nghiệm của bản thân khi đối mặt với dịch bệnh này.

Rõ ràng, ở thời điểm đó, đây là một bệnh hoàn toàn mới và nếu mình không cẩn trọng, không chăm chút cho từng hành động khi tham gia chống dịch, mình hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh và lây nhiễm sang các đồng nghiệp và gia đình. Điều này thực sự sẽ đe doạ tới công tác phòng chống dịch chung.

Khi xuống ổ dịch, một trong những khó khăn nhất mà mình thấy được chính là việc phối hợp với chính quyền và người dân địa phương.

Như các bạn đã biết, thành công trong chống dịch Covid-19 tại Việt Nam có công rất lớn của tinh thần đoàn kết một lòng, sự phối hợp giữa Đảng, Chính phủ, các Bộ Ban ngành cùng tất cả những người dân. Nếu không có “toàn dân chống dịch”, “chống dịch như chống giặc” thì công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam chắc chắn sẽ không được như ngày hôm nay.

Chính vì vậy, với vai trò của một cán bộ tuyến Trung ương, mình luôn tâm niệm phải hiểu được chính quyền, cán bộ y tế và người dân địa phương để biết họ đang khó khăn ở điểm nào và có thể giúp họ giải quyết các vấn đề cốt lõi mà họ gặp phải. Có như vậy, chính quyền, y tế và người dân địa phương mới tin tưởng để phối hợp thực hiện theo các chiến lược và kế hoạch đề ra. 

{keywords}
Bác sĩ Trần Anh Tú (tay cầm văn bản) trao đổi về chuyên môn phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương.

Cứ đi biền biệt hết ổ dịch này lại sang ổ dịch khác như thế, gia đình bạn có ý kiến gì không?

Công việc của một bác sĩ y học dự phòng gắn liền với các chuyến công tác xa nhà. Chính vì vậy, việc xa nhà khi chống dịch Covid-19 cũng không phải là một điều gì quá lạ lẫm đối với gia đình mình.

Nhưng Covid-19 là một bệnh gây ra đại dịch nên người thân có phần lo lắng hơn so với các chuyến công tác khác của mình. Thời gian xa nhà mình cũng rất bận rộn với các công việc chống dịch nên cũng chỉ dành được một vài khoảng thời gian ngắn ngủi để liên lạc với gia đình.

Rất may là hiện nay đã có rất nhiều công nghệ giúp chúng ta gọi điện video nên dù xa nhà mình và mọi người trong gia đình vẫn biết được tình hình của nhau một cách dễ dàng. Dù sao thì mình và mọi người trong gia đình cũng rất tự hào vì được đứng trong hàng ngũ những người đi chống dịch, những người bảo vệ cộng đồng. Điều này giúp cho mình và gia đình cảm thấy vững tâm hơn.

Không chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra dịch tễ tại các vùng dịch, được biết bạn còn trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản chống dịch, các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế... Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn về công việc này?

Ngay từ những ngày đầu khi có thông tin về các trường hợp bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc, Bộ Y tế đã nhanh chóng có các hoạt động triển khai xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chuẩn bị cho một đại dịch có thể xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói, sự kịp thời này đã nói lên được kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam từ các đại dịch SARS, cúm A/H1N1…

Do mình là cán bộ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là một viện đầu ngành về lĩnh vực dịch tễ và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, nên đã có cơ hội được tham gia đóng góp các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bản thân để xây dựng các văn bản liên quan đến hướng dẫn giám sát ca bệnh, liên quan đến hướng dẫn cách ly y tế những người tiếp xúc gần, và gần đây nhất là hướng dẫn truy vết những người tiếp xúc gần.

Đây là công lao của rất nhiều người, rất nhiều tập thể đã tham gia cùng xây dựng. Mình chỉ đóng góp một phần rất nhỏ bé với mong muốn giúp cho công việc chung được hoàn thành nhanh chóng hơn, kịp thời với diễn biến của dịch bệnh.

Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện!

N. Huyền (thực hiện)

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Chi Pu mặc đầm xẻ sâu sexy táo bạo

Trong một sự kiện diễn ra tại TP.HCM, ca sĩ Chi Pu gây chú ý với chiếc đầm cắt xẻ sâu táo bạo.

Đang cập nhật dữ liệu !