Bác sĩ cảnh báo sự nguy hiểm của việc mẹ không thường xuyên bế trẻ sơ sinh
Bác sĩ sơ sinh Avramenko cho biết, mẹ không bế con hoặc không thường xuyên bế con có thể dẫn đến một số nguy cơ cho cả mẹ và con.
'Ba tháng đầu của trẻ sơ sinh nên được bế thường xuyên để trẻ học được cách giữ ấm, và có thể thúc đẩy quá trình tiết sữa cho mẹ', bác sĩ sơ sinh, chuyên gia của kênh truyền hình Mama, Vasilisa Avramenko nói.
Bác sĩ cảnh báo về sự nguy hiểm của việc mẹ không thường xuyên bế trẻ sơ sinh. |
“Tiếp xúc da kề da giúp thúc đẩy sản xuất hormone tiết sữa prolactin và oxytocin. Sau này là hormone gắn kết, nó chịu trách nhiệm hình thành mối liên kết giữa mẹ và con. Nếu bé không được bế trên tay thì bé sẽ khó học cách giữ ấm hơn, bé sẽ dễ quấy khóc vì đau bụng. Có khả năng làm giảm tiết sữa ở người mẹ, kéo dài thời gian hình thành tuyến sữa - điều này dẫn đến tình trạng thiếu sữa” bác sĩ sơ sinh giải thích.
Chuyên gia Vasilisa Avramenko nhấn mạnh rằng, 3 tháng đầu đời được gọi là tam cá nguyệt thứ tư, khi điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là đứa trẻ ở “sát bụng mẹ” và người mẹ bế con trên tay.
Bác sĩ nhấn mạnh một ưu điểm khác của việc bế trẻ sơ sinh: “Khi trẻ ở các tư thế khác nhau, tức là không chỉ nằm ngửa mà khi được bế, trẻ còn có cơ hội khám phá thế giới xung quanh. Và đồng thời trẻ cũng cảm thấy an toàn, vì có mẹ bên cạnh”.
Hạ Thảo (lược dịch)
Mất oan hơn 60 triệu đồng điều trị 'chuỗi hạt ngọc ở cậu nhỏ'
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Vũ Tân – Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM chia sẻ về trường hợp nam bệnh nhân mất tiền oan hơn 60 triệu đồng vì 'chuỗi hạt ngọc ở cậu nhỏ'.
Những ai cần xét nghiệm cúm A?
Cúm mùa được gây ra bởi các virus cúm, là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.