Bác sĩ Bệnh viện K bỗng có thêm 'em ruột' bán thuốc ung thư trên mạng

"Hai anh em trai chung niềm đam mê, ai cần gì cứ gọi chúng tôi tư vấn khám và hỗ trợ mua thuốc hiệu quả nhất", một tài khoản tự nhận là em bác sĩ Hà Hải Nam, Bệnh viện K, viết trên mạng.

Tháng 11, thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện K (Hà Nội), bất ngờ phát hiện một Facebook lấy tên và hình ảnh của mình, giới thiệu là Phó Trưởng khoa - Ngoại tiêu hóa 1 tại Bệnh viện Ung bướu Trung ương dù ở Việt Nam, không có bệnh viện nào tên như vậy. 

bac si nam.jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện K (Hà Nội). Ảnh: BSCC

“Để tạo uy tín, kẻ mạo danh công phu sử dụng nội dung, hình ảnh lấy từ Facebook chính chủ. Nhiều bệnh nhân và bạn bè của tôi cho biết đã nhận được lời mời kết bạn từ tài khoản này”, bác sĩ Nam bức xúc chia sẻ.

Đây không phải lần đầu tiên anh bị giả danh trên mạng xã hội. Lần trước, bác sĩ bị mạo danh cùng gia đình kêu gọi quyên góp từ thiện cho bệnh nhân ung thư tại cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) để bán thuốc trong các hội nhóm. 

Thậm chí, một tài khoản còn giới thiệu là "bác sĩ Hà Văn Thái" là em trai ruột của bác sĩ Hà Hải Nam và là bác sĩ ung bướu giỏi ở TP.HCM chữa lành nhiều ca ung thư cổ tử cung, ung thư gan.

Bác sĩ Hà Hải Nam cảnh báo về một tài khoản mạo danh anh gần đây (trái) và một tài khoản mạo danh hỗ trợ mua thuốc ung thư (phải). Ảnh chụp màn hình

Trên cộng đồng bệnh nhân ung thư đại trực tràng, tài khoản này đăng thông tin: “Ai cần cứ gọi anh em tôi tư vấn khám và hỗ trợ mua thuốc hiệu quả nhất”, kèm số điện thoại của bác sĩ Nam "rởm" và người em trai "rởm". Không ít bệnh nhân đã lưu các số điện thoại này, trước khi bác sĩ Nam "thật" phát đi cảnh báo. 

Vị bác sĩ chia sẻ nhiều đồng nghiệp của anh từng gặp tình trạng mạo danh này. “Lo ngại nhất là bác sĩ bị mạo danh kêu gọi ủng hộ từ thiện. Hành vi lừa đảo đó không chỉ ảnh hưởng uy tín của bác sĩ mà còn của bệnh viện, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân”, bác sĩ Nam cho biết. 

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từng rất bức xúc khi người nhà ông là Giáo sư Nguyễn Lân Việt nhiều lần bị cắt ghép hình ảnh quảng cáo thuốc uống điều trị dứt điểm bệnh tăng huyết áp. PGS Lân Hiếu khẳng định bác sĩ chuyên khoa tim mạch không bao giờ quảng cáo cho các thuốc chữa dứt điểm bệnh tăng huyết áp vô căn.

Nhiều cơ sở y tế lớn khác như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng từng bị mạo danh trên mạng xã hội.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhiều lần phải lên tiếng về tình trạng này. Mới nhất, trao đổi với VietNamNet, đại diện bệnh viện cho biết một bệnh nhân có vấn đề ở mắt bị bác sĩ “rởm” trên trang Facebook Đông Phương lừa mua thuốc, chạy máy. Nhiều người khác cũng bị đối tượng này lừa bán thuốc với số tiền từ 5-7 triệu đồng, thậm chí có một số người bị lừa tới 80 triệu đồng. 

Tài khoản trên tự xưng là Tiến sĩ, bác sĩ Văn Thị Đông, Phó khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong khi viện không có nhân sự nào như vậy. Đối tượng sử dụng hình ảnh bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh có đeo khẩu trang, đội mũ, mặc đồ bảo hộ để “khoe” công việc hằng ngày. 

Kẻ lừa đảo làm giả bằng khen, cúp, huy hiệu "bác sĩ xuất sắc" có in logo, tên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhằm tạo uy tín. Ngoài ra, đối tượng còn làm giả giấy xác nhận công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo bệnh viện.

Mạo danh nhân viên khoa phụ sản gọi điện lừa đảoKhi nhận điện thoại của kẻ gian tự xưng là nhân viên khoa Phụ sản, nhiều người tin tưởng và chuyển tiền. Đến khi nghi ngờ và gọi lại cho số điện thoại thì không liên lạc được, họ mới biết bị lừa.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !