Bắc Ninh: Chắp cánh ước mơ cho hàng trăm học trò nghèo

Tỉnh Bắc Ninh hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Thông tin - Truyền thông đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng ủng hộ chương trình "Sóng và máy tính cho em".

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động trực tuyến toàn quốc Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng.

Được sự chỉ đạo và kêu gọi của UBND tỉnh Bắc Ninh, đến thời điểm này, Chương trình "Sóng và máy tính cho em" tại Bắc Ninh đã kêu gọi ủng hộ thêm 309 bộ máy tính với tổng trị giá là 2,9 tỉ đồng. Trong đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh ủng hộ 186 bộ máy tính.

Còn lại là sự ủng hộ của Sở Thông tin truyền thông tỉnh và một số đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh đang lên danh sách các em học sinh khó khăn, cần hỗ trợ, đồng thời sẽ sớm thực hiện trao máy tính cho các em để có phương tiện học tập.

{keywords}
Đại diện Sở GD&ĐT Bắc Ninh trao máy tính cho học sinh nghèo

Bước vào năm học mới 2021 - 2022, cùng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hơn 350 nghìn học sinh các cấp tỉnh Bắc Ninh đã tham dự lễ khai giảng năm học mới bằng hình thức trực tuyến. Ngành Giáo dục tỉnh đã chủ động tăng cường các giải pháp dạy học trên internet và trên truyền hình địa phương. Đây vừa là giải pháp căn cơ cần thiết để ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19, vừa là cơ hội ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy. 

Được biết, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số. Trong đó, trọng tâm là triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến; vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !