Bắc Kạn: Nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em

Để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo lực và xâm hại, các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ.

Việc tuyên truyền được thức hiện thông qua các câu lạc bộ, ngoại khóa, Tháng hành động vì trẻ em, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh... Các trường học cũng thường xuyên đưa nội dung phổ biến các kiến thức về giới; giáo dục học sinh kỹ năng tự bảo vệ bản thân...

Nhiều mô hình, cách làm hay

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Kạn, hiện nay, xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn diễn ra ngay trong môi trường gia đình. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em thường xảy ra như bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục...; nhiều vụ xâm hại trẻ em do chính người thân trong gia đình thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp. Số liệu thống kê cho thấy, số trẻ em bị xâm hại từ 2021 đến tháng 11/2022 là 31 trẻ, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 90%.

Tạo môi trường an toàn, thân thiện và bình đẳng để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất. Ảnh:; Tâm Tâm

Thời gian qua, nhất là trong năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; trên cơ sở đó, ngành chức năng và các địa phương cũng đã tích cực triển khai thực hiện.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ (phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ). Công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em được chú trọng đổi mới cả về nội dung và hình thức.

Các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống xâm hại và tai nạn thương tích đối với trẻ em được biên soạn với nội dung dễ hiểu, dễ thực hiện, trong đó đề cập sâu đến phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em như: Phân biệt rõ về các hình thức xâm hại tình dục trẻ em; trách nhiệm của cộng đồng, gia đình và trẻ em trong việc ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; các dạng tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em; một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích ở trẻ em... Trong năm 2021, 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức cấp phát 80.340 tờ rơi tuyên truyền về Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111; 6.058 tờ rơi truyền thông về kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em dành cho cha mẹ và thành viên trong gia đình. Cùng với đó, việc truyền thông được thực hiện trực tiếp đến các đối tượng là trẻ em, cha mẹ trẻ em, người chăm sóc trẻ em, cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ trẻ em, đội ngũ cộng tác viên trẻ em ... để thực hiện tốt công tác phòng, chống xâm hại trẻ em ngay tại cộng đồng.

Để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, nhiều Diễn đàn trẻ em đã được tổ chức; năm 2022, Diễn đàn trẻ em tỉnh Bắc Kạn lần thứ chín đã diễn ra với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về thực hiện quyền trẻ em, hướng tới xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, bình đẳng và lành mạnh cho mọi trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại được chính quyền các cấp và ngành chức năng quan tâm chỉ đạo, thực hiện kịp thời; các vụ việc xâm hại trẻ em được khẩn trương tiến hành điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm trước pháp luật, không để vụ việc kéo dài.  Từ đầu năm 2022 đến ngày 10/11/2022, cơ quan điều tra các cấp Công an tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết 16 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến trẻ em, quyết định khởi tố 14 vụ án/18 bị can, trong đó kết luận, điều tra chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 6 vụ/6 bị can, đang điều tra 8 vụ/12 bị can (giảm 6 vụ án, 1 bị can so với cùng kỳ năm 2021).

Tiếp tục chung tay vì trẻ em

Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp phải tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đưa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em. Tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động Nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em. Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động, phiên tòa giả định đối với các vụ án xâm hại trẻ em. 

Đồng thời phải tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng; chủ động huy động nguồn lực từ xã hội, các tổ chức quốc tế và cá nhân; phát huy có hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp hỗ trợ các trường hợp trẻ em bị xâm hại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tạo môi trường an toàn, thân thiện và bình đẳng để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách, trí tuệ rất cần sự tham gia, vào cuộc của cả cộng đồng. Ngay từ lúc này, mỗi người cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, hãy lên tiếng và cùng tham gia phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

Tâm Tâm

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !