Bắc Giang: Đa dạng các hình thức truyền thông phòng, chống mua bán người
Kế hoạch nhằm tiếp tục thông tin tuyên truyền phổ biến các nội dung Chương trình 130/CP đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng để giảm nguy cơ mua bán người; giảm tội phạm mua bán người trên địa bàn.
Kế hoạch yêu cầu tuyên truyền về phòng, chống tội phạm mua bán người phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Nội dung biện pháp, hình thức tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng lứa tuổi và từng đối tượng tuyên truyền, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị và tình hình thực tế địa phương. Kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về phòng, chống tội phạm mua bán người; tình hình thực tế, phương thức, thủ đoạn, hậu quả và tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kết quả công tác phòng chống tội phạm mua bán người, kịp thời nêu gương các điển hình tiên tiến, các mô hình có hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống mua bán người…
Tăng cường các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như: Báo Bắc giang; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thành phố; hệ thống truyền thanh cơ sở; Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của huyện; tuyên truyền bằng pano, áp phích, tờ rơi, tổ chức hội thảo sinh hoạt cộng đồng …
Mục tiêu đến năm 2017, 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người được chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phường, thị trấn.
Đến năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn tiếp nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi về hành vi về phòng, chống mua bán người.
Đến năm 2020, ít nhất có 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm có mô hình chuyên sâu về phòng, chống mua bán người và 50% số xã trên địa bàn tỉnh có mô hình lồng ghép về mua bán người.
Đến năm 2020 đạt 75% người dân tại địa các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi 14-60, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, hiểu biết về phương thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng chống tội phạm mua bán người cũng như chính sách pháp luật có liên quan.
Đến năm 2020, 100% cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách pháp luật, phòng chống tội phạm mua bán người thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống mua bán Người.
Đến năm 2020, cấp tỉnh có ít nhất 15 báo cáo viên; cấp huyện có ít nhất 10 báo cáo viên; mỗi xã có ít nhất 1 tuyên truyền viên.