Bà mẹ "thánh hóa" sữa mẹ khiến con suốt 4 tháng không tăng cân

Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ nhỏ nhưng qua 6 tháng tuổi trẻ cần tập ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển.

Nguyên nhân không ngờ khiến trẻ còi cọc

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang mới đây đã chia sẻ về trường hợp một em bé đạt chuẩn phát triển lúc 6 tháng tuổi nặng 7.5kg nhưng đến 10 tháng tuổi bé bị suy dinh dưỡng nhẹ.

Mẹ của bé đưa tới bác sĩ để khám dinh dưỡng vì suốt 4 tháng trời bé không tăng cân, biếng ăn, gắt gỏng, chậm phát triển... Dù đã tới tuổi ăn dặm nhưng bé rất lười ăn đồ ăn, không hợp tác ăn sữa ngoài và chỉ bú mẹ. Mẹ của bé cũng cho rằng sữa mẹ đã đủ chất cho con.

Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện bé thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Qua thăm khám thêm, bác sĩ chẩn đoán bước ban đầu là bé thiếu máu, thiếu sắt.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết, sữa mẹ có các kháng thể (IgA, IgG...) giúp bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Và đây cũng là thành phần giúp sữa mẹ khác với các sữa công thức hiện nay trên thị trường.

Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên "thánh hóa" sữa mẹ. Khi trẻ qua 6 tháng tuổi, mẹ vẫn cho con bú nhưng cần cho con ăn dặm và bổ sung thêm dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, bác sĩ Thanh Sang cũng cho biết trong thành phần của sữa mẹ hầu như rất ít vi chất sắt. Bản thân người phụ nữ vốn dĩ rất cần sắt vì sinh lý hàng tháng mất sắt theo chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai và cho con bú rất cần bổ sung thêm sắt. Việc người phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài và trẻ ngạt trong chuyển dạ.

Sai lầm dinh dưỡng của bà mẹ trên chính là giai đoạn bé ăn dặm nhưng không nỡ ép bé ăn hay uống sữa công thức, cứ chiều theo cho con bú mẹ tối đa, nghĩa là vẫn để sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của con.

{keywords}
Trẻ chỉ bú mẹ sau 6 tháng tuổi sẽ không đủ chất. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Thanh Sang, một cháu bé ăn dặm kém, chỉ bú mẹ thì sẽ thiếu cả năng lượng và sắt. Giai đoạn đầu, cơ thể con sẽ huy động lượng sắt dự trữ ở gan để bù lại nhưng dần dần, lượng sắt dự trữ này sẽ hết và bé sẽ thiếu sắt, thiếu máu và không tăng cân.

Bổ sung ăn dặm đa dạng cho con

Sau 6 tháng tuổi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên tập trung vào thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm 3 nhóm chính Đường - Đạm - Béo và vi chất, trong đó sắt là vi chất quan trọng.

Hiện nay, các sữa công thức đều bổ sung vi chất rất nhiều và cân đối 3 nhóm chất nên những bé uống sữa công thức sau 6 tháng tuổi hầu như rất ít nguy cơ thiếu sắt và thiếu năng lượng.

Còn những bà mẹ thường xuyên cho con bú mẹ ở giai đoạn này, dù không rõ con ăn nhiều ăn ít nhưng sau đó bé sẽ không hợp tác với ăn dặm nữa. Từ đó trẻ nhiều trẻ rơi vào tình trạng thiếu chất, chậm tăng cân.

Vì vậy, tốt nhất qua 6 tháng mẹ không cho bé bú trước khi ăn dặm khoảng 1-2 tiếng, để bé tự khám phá thức ăn mới. Mẹ cũng nên nói chuyện với bé, giới thiệu từng món ăn và xem phản ứng của con.

Sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có loại sữa nào có thể thay thế được sữa mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ cần phải hiểu rõ trong sữa mẹ có một số chất rất ít (sắt, vitamin D...) nên cần lưu ý bổ sung cho con khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.

Nhiều bố mẹ hiện nay chỉ đơn thuần nấu cho bé ăn dặm mà chưa đánh giá xem nồi cháo hiện tại đã đủ các nhóm chất chưa. Sai lầm thường thấy là quá ít chất béo, thiếu chất xơ, nhiều tinh bột, lượng nước trong chế độ ăn không đủ gây táo bón.

Thực phẩm tốt trong mùa đông

Thực phẩm tốt trong mùa đông

Mùa đông lạnh thì nên ưu tiên thực phẩm nào để tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể?

K.Chi

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !