Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Trước khi quyết định để các con tự học tại nhà (homeschool), cả hai con của chị Phạm Hiếu Thi cũng từng theo học tại các trường công lập ở TP.HCM.

Tuy nhiên năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, trường học đóng cửa, học sinh phải chuyển sang học online. Con trai chị thời điểm ấy đã lao vào con đường nghiện game.

Không thể thỏa thuận với nhà trường về việc “gap year” một năm, để cứu con, chị buộc phải cho con nghỉ học. Đó cũng là thời điểm giữa chị và con trai xảy ra rất nhiều mâu thuẫn.

 

Hai con của chị Thi theo đuổi homeschool gần 5 năm qua.


Chồng vừa mất vì căn bệnh ung thư, con không chịu học trong suốt quãng thời gian ở cùng bà ngoại, chị Thi không thể nhớ nổi mình đã đánh con bao nhiêu lần vì bất lực.

“Khi bình tâm trở lại, tôi nghĩ có đánh con tới thế nào cũng không thể thay đổi được thực tế. Cách duy nhất mình có thể làm là phải đồng hành cùng con”.

Cuối năm 2021, chị quyết định đưa con đi tới các tỉnh Tây Nguyên suốt gần 6 tháng với suy nghĩ sẽ “bỏ phố về rừng”. Trong những chuyến đi ấy, chị nhận thấy việc nương tựa vào thiên nhiên đã giúp mình và con như được chữa lành những tổn thương.

Vì vậy, vừa tìm hiểu và cho hai con homeschool hoàn toàn theo chương trình Abeka, chị vừa định hướng cho các con tìm hiểu về nông nghiệp, thảo dược thiên nhiên và âm nhạc – những thứ chị cho rằng “quay về cội nguồn dân tộc và giúp con có thể sống một cuộc đời ý nghĩa”.

 

Con trai lớn Nguyễn Duy Thanh hiện 15 tuổi, trong khi em gái Nguyễn Ngọc Như Ý năm nay 11 tuổi. Cả hai đã theo đuổi homeschool được gần 5 năm. Trước đó, hai anh em từng có thời gian học homeschool bán phần (ban ngày học trên lớp, tối về học thêm chương trình online của Mỹ).

Chị Thi thừa nhận, homeschool ở Việt Nam chưa bao giờ là dễ dàng. Việc đi ngược chiều với số đông gặp gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, khó khăn nhất khi các con tự học tại nhà là phải đáp ứng yêu cầu kỷ luật. Bố mẹ cũng cần phải theo dõi và quan sát hành trình của con, từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhịp độ cuộc sống, sự thay đổi của xu thế và cả tâm sinh lý của trẻ.

Tuy vậy, việc học ở nhà cũng có nhiều thuận lợi do được chủ động thời gian. Mỗi ngày, hai con của chị chỉ dành một khoảng cố định để học theo chương trình homeschool của Mỹ. Ngoài thời gian này, các con được tự do tìm hiểu những môn năng khiếu mình thích hay học kỹ năng sống.

Có những ngày, cả ba mẹ con sẽ cùng nhau rong ruổi tới những địa điểm mới để học thêm chủ đề mình quan tâm.

Chị Thi từng cùng các con đạp xe 35km đường rừng và leo núi hơn 3km để tham quan, học hỏi và khám phá hệ sinh thái rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai).

 

Gần đây nhất, Duy Thanh tham gia một buổi chia sẻ về nông nghiệp hữu cơ và tự nhiên của một vị chuyên gia người Hàn. Qua đó, cậu được nghe về cách làm nông nghiệp tiết kiệm chi phí, không hoá chất; cách làm phân vi sinh, gia tăng chất lượng cho đất, tăng năng suất chăn nuôi; sử dụng trùng, lên men thực phẩm, chuyển đổi chất thải…

Kinh nghiệm thực tiễn của vị chuyên gia này cho nhiều dự án quốc tế và tại Hàn Quốc còn giúp Thanh có thêm góc nhìn về cách thức giảm chi phí và gia tăng giá trị cho nông dân Việt. 

Ngoài ra, cậu cũng gặp một vị chuyên gia quốc tế người Mỹ nói về mô hình chuyển đổi chất thải và trang trại khép kín.

Giữ vai trò là thông dịch viên, trước đó, Thanh cũng đã tự tìm kiếm thông tin trên Internet về đệm lót sinh học, cách chăn nuôi thuận tự nhiên, làm than hoạt tính, cách xử lý chất thải… 

Trong buổi workshop, cậu cũng tương tác, giao lưu với các chuyên gia về các nội dung liên quan tới hệ sinh thái nông nghiệp thuận tự nhiên tuần hoàn.

Yêu thích và mong muốn theo đuổi con đường làm nông nghiệp, Duy Thanh cũng đem những gì học được về áp dụng lên chính trang trại của gia đình. 

“Con cứ thế quan sát, đúc kết kinh nghiệm, làm sai rồi lại sửa… Nhờ vậy, con nắm bắt được rất nhiều điều không thể học được từ sách vở”, chị Thi nói.

Khi trường học ở khắp mọi nơi

Từ ngày quyết định cho con học tập theo hình thức homeschool, chị Thi cũng rời TP.HCM để tới sinh sống tại một vùng quê ở Đồng Nai. Quyết định của chị khiến nhiều người khó hiểu.

Tuy nhiên, khi cho con trở về với thiên nhiên, chị cũng nhận thấy rằng, các con rất hào hứng và học thêm được rất nhiều kỹ năng mới.

“Nhờ những kinh nghiệm sống ở trong rừng, khi con về quê, ai cũng ngỡ ngàng, tại sao một đứa trẻ thành phố lại có thể sử dụng bếp củi thuần thục đến vậy”.

Nhìn thấy đường đi và định hướng mình muốn trở thành người thế nào, chị Thi cùng các con cũng lựa chọn những nội dung tìm hiểu phù hợp theo định hướng ấy, không lãng phí thời gian cho những hoạt động không cần thiết.

 

Đến thời điểm hiện tại, chị Hiếu Thi cũng không tính được mình cùng các con đã đi qua bao nhiêu nghìn km, nhưng chị nhận thấy rằng, vốn kiến thức đời thường các con nhận được về trong 1 năm qua giá trị hơn rất nhiều lần so với 1 năm con học được trên trường.

“Con từng có cơ hội gặp rất nhiều chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực hay học từ những người nông dân chính hiệu. Trường học của con cũng không cố định mà ở khắp mọi nơi. 

Khi homeschool cho con, mình luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để con được tiếp xúc với những cộng đồng và con người tử tế. Mình hiểu rằng, nếu bản thân chỉ ôm con và giáo dục con trong gia đình thì sẽ không đủ”.

Dù vậy, chọn đồng hành cùng con học tại nhà, bản thân chị cũng phải chấp nhận lượng thời gian dành cho con là rất lớn. “Chính mình đôi khi cũng cảm thấy stress vì mình là mẹ đơn thân nên gần như không có ai san sẻ”.

Nhưng sau đó, chị Thi nhận ra rằng, hình thức homeschool sẽ rất tuyệt vời nếu bố mẹ không đặt nặng vấn đề phải học cùng con và phải biết hết những điều con đang học. 

“Khi theo đuổi con đường này, điều duy nhất mình có thể trao cho con là kỹ năng sống. Thông qua đó, con sẽ biết cách tìm hiểu, tư duy, đặt câu hỏi, phản biện, tính tự lập, kỷ luật… từ đó có thể hoàn thiện con người mình và hướng đến những điều con cảm thấy điều có giá trị với bản thân”.

Chồng ngoại tình nhưng muốn tôi im lặng để con trọn vẹn gia đình

Anh ngoại tình và muốn tôi im lặng để con được trọn vẹn gia đình. Nhưng tôi sẽ không để anh và cô gái kia phá nát những thứ tôi đã tạo dựng bằng cả thanh xuân của mình.

8X Lâm Đồng trổ tài nấu 30 mâm cơm cả tháng không trùng món nào

"Hôm nay ăn gì?" là câu hỏi khiến nhiều người nội trợ đau đầu khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày. Vậy nhưng với 8X đến từ Lâm Đồng, mâm cơm hàng ngày lại là cơ hội để chị thỏa sức sáng tạo và gửi trọn đam mê nấu ăn cho chồng con.

Cô dâu gây tranh cãi vì đãi khách bằng nước lọc

"Tôi và người yêu không thích uống rượu. Chúng tôi không muốn trả thêm tiền cho đồ uống như rượu, nước ngọt hay cà phê. Đó là một khoản chi phí lớn", cô dâu chia sẻ.

Phụ nữ thích 'ồn ào' trong cuộc yêu có phải là bệnh?

Ngoài không gian lãng mạn, âm thanh cũng đóng góp rất nhiều trong việc kích thích ham muốn của các cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn hành vi phát ra tiếng động khi "yêu" liệu có phải bất thường?

Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm

“Em bị ngã, dắt xe về đến cổng thì chồng chạy ra hỏi: “Thế cái xe có làm sao không?”. Em bước vào nhà mà nước mắt không ngừng rơi vì sự vô tâm của anh ấy”, chị Minh buồn rầu kể với chuyên gia tâm lý.

4 con gái lấy chồng xa, người cha ngày nào cũng làm một việc xúc động

Thấy con cái của hàng xóm thường về nhà sum họp vào dịp lễ, Tết, cụ ông cũng ra cửa đứng ngóng con từ sớm, niềm hi vọng và sự thất vọng đan xen.

Người vợ bị chồng bỏ vì bất ngờ mọc râu

Khi kết hôn, Mandeep Kaur tin rằng mình đã tìm thấy tình yêu đích thực. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, cô đã bị trầm cảm vì chồng.

Trúng tiếng sét ái tình ở tuổi 78, người phụ nữ làm đám cưới lãng mạn

Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, cặp đôi dưới đây là minh chứng cho câu chuyện tình lãng mạn đẹp đẽ. Trong tình yêu, dường như tuổi tác chỉ là con số, không phải thước đo chuẩn mực của hạnh phúc.

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường đang ở cữ, rơi nước mắt khi thấy mâm cơm của mẹ chồng bê đến tận giường.

'Lúc ngoại tình anh nghĩ gì?'

Mấy ngày nay tôi cứ bồn chồn lo âu, cảm giác vợ biết điều gì đó về cuộc tình vụng trộm của mình.

Đang cập nhật dữ liệu !