Bà chủ xóm trọ của “11 tháng 5 ngày”: Học hành lẹt đẹt, nói dối như Cuội nhưng dạy con thì ai cũng phải nể

Thời đi học siêu nghịch ngợm và nói dối nhiều đến mức thầy giáo cũng thấy ngán, nhưng 'bà chủ xóm trọ' trong '11 tháng 5 ngày' có sự nghiệp ai nấy ngưỡng mộ.

11 tháng 5 ngày với hành trình trưởng thành của nhóm bạn trẻ xóm trọ cùng những câu chuyện cảm động, hài hước, gần gũi đang thu hút sự chú ý của khán giả xem truyền hình.

Trong phim, nghệ sĩ Vân Dung vào vai bà Vân, một bà chủ xóm trọ nghèo, tính tình có chút bốc đồng, nói nhiều, ăn mặc lòe loẹt nhưng lại vô cùng tốt bụng.

Tạo hình nhân vật với bộ tóc giả, trang phục màu mè cho đến lối diễn xuất hóm hỉnh, có duyên của nữ nghệ sĩ đều để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Bà chủ xóm trọ đanh đá của “11 tháng 5 ngày”: Học hành lẹt đẹt, nói dối như Cuội nhưng nhắc đến chuyện dạy con thì siêu nể - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Vân Dung vào vai bà Vân, một bà chủ xóm trọ nghèo.

Vân Dung là nghệ sỹ đa tài khi thể hiện đa dạng nhiều vai diễn trên màn ảnh và các sân khấu lớn nhỏ. Chị đặc biệt ghi dấu ấn qua chương trình Táo Quân - món ăn tinh thần không thể thiếu trên màn ảnh nhỏ của người Việt mỗi tối 30 Tết hằng năm. 

Học hành lẹt đẹt, hạnh kiểm hết khá đến trung bình

Vân Dung sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là diễn viên, đạo diễn của Đoàn ca múa Tây Bắc. Học hết cấp 2, Vân Dung thi đỗ vào trường THPT Trưng Vương, sau đó gia đình lại chuyển về Hà Nội. Một thời gian ngắn sau, chị chuyển về học văn hóa và chuyên môn tại nhà hát Tuổi Trẻ, sáng học nghệ thuật, còn tối học văn hóa. 

Học tập thì lẹt đẹt nhưng Vân Dung luôn nổi tiếng trong lớp bởi sự nghịch ngợm và tinh quái của mình. Đi học, lúc nào cô cũng đến muộn vì lý do đau bụng và hỏng xe. Cô nói dối nhiều đến nỗi, thấy giáo phải bực mình nhắc nhở: "Lần sau nếu có đi muộn, hãy tìm một lý do khác". Cũng bởi thế, thuở còn đi học, cô được gắn với cái danh "học sinh cá biệt" và hạnh kiểm lúc nào cũng chỉ "quanh quẩn" hết khá đến trung bình.

Bà chủ xóm trọ đanh đá của “11 tháng 5 ngày”: Học hành lẹt đẹt, nói dối như Cuội nhưng nhắc đến chuyện dạy con thì siêu nể - Ảnh 2.

Vân Dung sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là diễn viên, đạo diễn của Đoàn ca múa Tây Bắc.

Năm 1992, Vân Dung khi ấy 17 tuổi đăng ký đi thi Hoa hậu báo Tiền Phong để "cổ vũ chị" nhưng lại lọt vào top 15 cô gái đẹp nhất. Gương mặt của Vân Dung được đánh giá vô cùng hợp với các sân khấu. Trong khi các bạn đồng trang lứa chọn con đường chính kịch thì cô đã chọn theo hài kịch.

Không bao giờ gây áp lực học tập cho con

Nghệ sĩ Vân Dung lập gia đình với một người chồng doanh nhân và có một quý tử sinh năm 2001 tên là Long Vũ. Tuy nhiên cô khá kín tiếng khi chia sẻ về con cái. Cô chỉ chia sẻ Nhím (tên thân mật của con trai) là người rất cá tính, sống tình cảm, hiếu thảo. 

Vân Dung không chạy theo xu hướng cho con học trường quốc tế với học phí đắt tiền như nhiều sao Việt nổi tiếng khác. Chị chỉ cho con học tại một ngôi trường ngoài công lập với học phí ở mức chấp nhận được với nhiều gia đình trung lưu đó là THPT Lý Thái Tổ. Tuy vậy, chất lượng đào tạo của ngôi trường này không phải dạng vừa, tỷ lệ tốt nghiệp hằng năm là 100%, tỷ lệ đậu đại học là trên 80%. 

Bà chủ xóm trọ đanh đá của “11 tháng 5 ngày”: Học hành lẹt đẹt, nói dối như Cuội nhưng nhắc đến chuyện dạy con thì siêu nể - Ảnh 3.

Vân Dung khá kín tiếng khi chia sẻ về con cái.

Vân Dung tỏ ra là một người mẹ rất tâm lý trong chuyện học hành của con. Chị không bao giờ gây áp lực cho con: "Tôi chỉ nói con hãy học những gì con thích, mai sau sẽ giúp con kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình. Và điều quan trọng nhất mẹ cần ở con đấy là phải có hiếu". Long Vũ yêu thích các hoạt động thể thao, văn nghệ và rất tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào của trường lớp, 10X cũng đạt được một số thành tích đáng kể thời phổ thông.

Vào năm ngoái cậu bạn đã thi đậu vào khoa Diễn viên Kịch - Điện ảnh khóa 39, trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. 

Bà Sa "Hương vị tình thân": Nhan sắc thời trẻ gây kinh ngạc vì như nàng thơ, sốc nhất là thi đại học chơi chơi đỗ thủ khoa!

Bà Sa "Hương vị tình thân": Nhan sắc thời trẻ gây kinh ngạc vì như nàng thơ, sốc nhất là thi đại học chơi chơi đỗ thủ khoa!

"Bà Sa" thời trẻ vừa xinh đẹp lại còn có năng lực học tập tốt!

 

Theo nhipsongviet.toquoc.vn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !