ASEAN mở rộng hợp tác kinh tế với Tiểu vương quốc Sharjah
Sharjah là tiểu vương quốc lớn thứ 3 trong khối UAE. Trong năm 2017, Sharjah đã thu hút được tổng số vốn đầu tư nước ngoài là 1,63 tỷ USD.
“Hội nghị bàn tròn Kinh doanh Sharjah-ASEAN" được Văn phòng Sharjah FDI tổ chức cùng với Liên minh Các Hội đồng Mậu dịch ASEAN. |
Theo tờ Khaleej Times, mới đây, các đại diện của ASEAN trong lĩnh vực đầu tư, ngoại giao, doanh nghiệp lớn và tư nhân đã tới dự hội thảo mang tên “Hội nghị bàn tròn Kinh doanh Sharjah-ASEAN" được Văn phòng Sharjah FDI tổ chức cùng với Liên minh Các Hội đồng Mậu dịch ASEAN.
Trong cuộc họp lần này, lĩnh vực năng lượng trở thành đề tài chính trong các thỏa thuận kinh tế được giới đại diện ASEAN và Sharjah đưa ra thảo luận. Điển hình, gần 33% lượng dầu mỏ mà Thái Lan nhập khẩu đến từ Sharjah.
Bên cạnh đó, hội nghị bàn tròn còn tập trung vào hoạt động thương mại phi năng lượng và cơ hội đầu tư từ nền kinh tế Sharjah cũng như đưa ra những phương thức mở đường để các nước ASEAN tăng cường hợp tác với Sharjah.
Đại sứ Singapore tại UAE, ông Samuel Tan Chi Tse nhận định, “ASEAN và Sharjah có nhiều điểm tương đồng khi có cùng chung lợi ích về việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ. Do đó, ASEAN và Sharjah đang tiến hành thảo luận về việc thiết lập quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi”.
Trước đó, vào tháng 6/2017, Sharjah được Tổng Giám đốc của UNESCO, Irina Bokova, chọn làm Thủ đô Sách Thế giới năm 2019 theo đề xuất của Ủy ban Cố vấn tại cuộc họp diễn ra ở Trụ sở Hiệp hội Liên đoàn Thư viện Quốc tế (IFLA) tại La Haye.
Sharjah là thành phố thứ 19 trở thành Thủ đô Sách Thế giới. Các thành phố được lựa chọn trước đó là Madrid (2001), Alexandria (2002), New Delhi (2003), Antwerp (2004), Montreal (2005), Turin (2006), Bogota (2007), Amsterdam (2008), Beirut (2009) (Năm 2014), Port Harcourt (2014), Incheon (2015), Wroclaw (2016), Conakry (2017) và Athens (2018).