Ấn Độ đã sai lầm khi thành lập “Quân đoàn sơn cước”?

Những vụ xâm nhập táo tợn của binh lính Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ đã buộc New Delhi phải chi hơn 600 tỷ rupee để thành lập một quân đoàn sơn cước. Nhưng giới chuyên gia quân sự cho rằng Ấn Độ nên đầu tư vào hải quân ở Ấn Độ Dương để đủ sức răn đe bất kỳ một sự “phiêu lưu quân sự” nào của Bắc Kinh.
Ấn Độ đã sai lầm khi thành lập “Quân đoàn sơn cước”? - ảnh 1
Lục quân Ấn Độ

Mới đây Ủy ban An ninh trong nội các của Ấn Độ đã thông qua quyết định thành lập một quân đoàn sơn cước (lực lượng chuyên chiến đấu ở miền núi) gồm khoảng 45.000 -50.000 quân. Theo kế hoạch, tiến trình thành lập quân đoàn này sẽ mất hơn 7 năm và tốn khoảng 640 tỷ rupee, gần bằng ½ ngân sách quốc phòng của năm tài chính 2013-2014.

Các chuyên gia an ninh Ấn Độ đánh giá rằng đây là “một bước đi đúng đắn”. Theo họ, một khi đã được thành lập và đi vào hoạt động đầy đủ, quân đoàn sơn cước sẽ tăng khả năng chiến đấu dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) giáp Trung Quốc và có khả năng ngăn chặn bất cứ “cuộc phiêu lưu quân sự” nào của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên tờ “The Hindu” hồi cuối tháng 7 vừa qua, chuẩn Đô đốc hải quân Ấn Độ Raja Menon cho rằng việc thành lập quân đoàn này không phải là giải pháp duy nhất. Một số nhà bình luận có quan điểm rằng chính vụ xâm nhập của lính Trung Quốc vào khu vực Depsang đã dẫn tới quyết định dứt khoát của Ấn Độ về việc thành lập quân đoàn này.

Nhưng việc Ấn Độ thành lập quân đoàn sơn cước cũng có những mặt bất lợi. Thứ nhất, do hạn chế về mặt địa lý để triển khai các cuộc tấn công; thứ hai, quân đội Trung Quốc có ngân sách quốc phòng gấp 3 lần Ấn Độ; thứ ba, quân đoàn sơn cước sẽ gặp trở ngại về thời gian và địa điểm để tiến hành phản công do hạn chế về địa lý.

Lục quân Ấn Độ là một đội quân được tổ chức tốt nhưng là một trong những lực lượng lục quân nặng nề nhất thế giới. Tỷ lệ thiết giáp/bộ binh của Lục quân Ấn Độ rất chênh lệch và có khả năng cơ động yếu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là số tiền hơn 600 tỷ rupee sẽ không giải quyết được tất cả những khiếm khuyết này. Thay vào đó, quân đoàn sơn cước thậm chí sẽ trở thành lực lượng bộ binh nặng nề hơn và 600 tỷ rupee sẽ bị lãng phí trong việc xử lý tình trạng chênh lệch lớn so với số quân cũng như khả năng cơ động của quân đội Trung Quốc.

Các chuyên gia về quân sự quốc tế đã chỉ ra rằng việc thành lập quân đoàn sơn cước của Ấn Độ là một bước đi sai lầm, là sự “lấy sở đoản chống sở trường”. Trên thực tế, nhiều người biết rằng điểm yếu thực sự của Trung Quốc là ở Ấn Độ Dương – một sự thật mà thậm chí Bắc Kinh sẽ phải thừa nhận.

Ấn Độ đã sai lầm khi thành lập “Quân đoàn sơn cước”? - ảnh 2
Chỉ cần một đội tàu ngầm hạt nhân nhỏ và một nhóm khoảng 3 chiếc tàu sân bay hoạt động tại Ấn Độ Dương có thể làm lụn bại toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Sự thịnh vượng về kinh tế khiến Trung Quốc phải đi tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở cả châu Phi, tạo nên những tuyến giao thông đường biển lớn đi qua Ấn Độ Dương. Với 600 tỷ rupee, được chi để tăng cường khả năng cản phá của Hải quân Ấn Độ sẽ cho phép New Delhi kiểm soát được các tuyến đường chở năng lượng của Trung Quốc đi qua vùng biển này.

Nói một cách khác, toàn bộ khu vực biên giới giáp Trung Quốc của Ấn Độ sẽ được giữ vững nếu lực lượng hải quân của họ ở Ấn Độ Dương được đầu tư thêm 600 tỷ rupee. Chỉ cần một đội tàu ngầm hạt nhân nhỏ và một nhóm khoảng 3 chiếc tàu sân bay hoạt động tại Ấn Độ Dương có thể làm lụn bại toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Lương Minh

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !