Ám ảnh những vụ tai nạn giao thông do ‘ma men’ cầm lái

Trong thời gian ngắn, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông làm nhiều người thương vong. Điều đáng nói, các vụ tai nạn này đều do “ma men” cầm lái.

Sáng 5/2, ô tô mang biển kiểm soát 68E-010.11 do tài xế Phạm Văn Nhân (52 tuổi, trú tại xã Cửa Dương, TP Phú Quốc, Kiên Giang) điều khiển, lưu thông theo hướng phường Dương Đông về xã Cửa Cạn.

Khi ra khỏi ngã ba vào ấp Ông Lang (Cửa Dương), ô tô đi không đúng phần đường đã đâm vào 3 xe máy. Hậu quả làm 2 người tử vong và 4 người khác bị thương.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông tại TP Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Hoàng Tuấn

 Qua kiểm tra nồng độ cồn với tài xế Phạm Văn Nhân, người này vi phạm ở mức 0,516mg/L khí thở. Đây là mức vi phạm nồng độ cồn rất cao, gấp 1,3 lần mức cao nhất được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP. 

Trước đó, chiều 24/1, tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 1 người. Theo đó, khoảng 15h30 chiều, ông Nguyễn Viết Hùng (56 tuổi) điều khiển ô tô mang biển số 47A- 357.08 đi trên đường liên thôn xã Ea Kpam. Đến đoạn thôn Tân Lập, xe bất ngờ tông thẳng vào nhà của ông B.Đ.P., ông P. đang ngồi trong phòng khách bị xe lao vào tử vong. 

Ô tô do tài xế Nguyễn Viết Hùng điều khiển lao thẳng vào nhà dân.

 Sau khi gây ra tai nạn, tài xế Hùng được cơ quan chức năng xác định vi phạm nồng độ cồn 0,77 mg/L khí thở. Mức vi phạm này cao gấp 1,9 lần mức vi phạm “kịch khung”.

Cũng vi phạm nồng độ cồn ở mức cao, tài xế Nguyễn Đức Thanh (42 tuổi, trú tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã gây tai nạn làm 2 người thương vong.

Cụ thể, khoảng 16h ngày 22/1, tài xế Thanh điều khiển ô tô mang biển số 99A-357.06 lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo (Đại Phúc, TP Bắc Ninh). Người này sau đó buồn ngủ, không chú ý quan sát nên đã đâm vào xe máy do anh L. (SN 2000, trú tại Lào Cai) cầm lái, trên xe chở theo chị H. (SN 1998, trú tại Bắc Kạn).

Sau khi gây tai nạn, tài xế Thanh xuống xe quan sát thấy chị H. nằm sấp trên đường, liền điều khiển ô tô rời khỏi hiện trường và về nhà tại Bắc Ninh. Vụ tai nạn khiến một người tử vong và một người bị thương.

Tài xế Nguyễn Đức Thanh bị Công an TP Bắc Ninh đưa về trụ sở. Ảnh: Công an TP Bắc Ninh

 7 tiếng sau, cơ quan chức năng kiểm tra nồng độ cồn với tài xế Thanh, người này vi phạm ở mức 0,341 mg/l khí thở.

Cách đó 2 ngày, tại Hà Nội cũng xảy ra vụ tai nạn có liên quan đến tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức cao khiến nhiều người bị thương. Cụ thể, hồi 15h30 ngày 20/1, tại đường Ngọc Hồi (Thanh Trì), tài xế Trần Minh Đức (36 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) điều khiển ô tô mang biển số 29A-324.49 đã đâm vào 6 xe máy. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương được đi cấp cứu tại bệnh viện.

Hiện trường vụ tai nạn tại Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội)

 Lực lượng CSGT xác định, tài xế Đức vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,404 mg/L khí thở. 

Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), từ 15/12/2021 đến 15/12/2022, cả nước xảy ra 350 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do rượu bia, làm chết 214 người, bị thương 268 người.

Theo đại diện Cục CSGT, việc tài xế sử dụng rượu bia rồi điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, đây là nguồn nguyên nhân của hàng loạt vi phạm khác.

"Người điều khiển phương tiện khi say xỉn sẽ không kiểm soát được hành vi, kéo theo nhiều vi phạm khác là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường…", vị đại diện Cục CSGT cho biết.

Đại diện Cục CSGT cũng cho rằng, để giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia, lực lượng CSGT rất cần sự đồng lòng, ủng hộ từ người dân. 

"Đầu tiên là người điều khiển phương tiện, mỗi người nâng cao ý thức, đã uống rượu bia thì không lái xe là góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Sau đó, là những người thân đi cùng xe, nếu thấy người lái đã sử dụng rượu bia thì cần ngăn cản, đó cũng là chung tay cùng xã hội", đại diện Cục CSGT nhấn mạnh.

Đình Hiếu

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !