Ai không nên ăn cua đồng?
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta.
Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.
Nhiều đối tượng không nên ăn cua đồng (Ảnh minh họa) |
Mặc dù cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ con người, tuy nhiên với một số người cua đồng lại gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho cơ thể. Sau đây là danh sách những đối tượng nên tuyệt đối tránh ăn cua đồng:
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.
Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Người bị dị ứng
Người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua. Nhiều người đã mẩn ngứa, nổi mề đay sau khi ăn cua đồng
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.
Ngoài ra, bạn cần chú ý các điều dưới đây để tránh nhiễm bệnh từ cua đồng:
- Không chế biến cua chết
- Không ăn cua sống
- Không nấu lại canh cua để ăn
- Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua