Ai đứng sau quyết định rút lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan?

Chiều 14/4, Tổng thống Biden chính thức tuyên bố sẽ rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 1/5/2021, đồng thời rút toàn bộ binh lính Mỹ trước ngày 11/9.

Đã đến lúc kết thúc chiến tranh vĩnh viễn

Hai mươi năm trước, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ tuyên bố bắt đầu cuộc chiến ở Afghanistan, trong hai thập kỷ tiếp theo, Mỹ bị mắc kẹt sâu trong "nghĩa địa đế quốc" và bắt đầu cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của mình.

Thống kê của Forbes cho thấy, trong cuộc xung đột kéo dài gần 20 năm, hơn 2.300 lính Mỹ đã thiệt mạng và hơn 100.000 thường dân Afghanistan thương vong. Mỹ đã đầu tư hơn 2.000 tỉ USD cho cuộc chiến này.

{keywords}
Quá nhiều lính Mỹ hy sinh trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Nguồn: Sina.

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hơn 775.000 binh sĩ Mỹ đã được điều đến Afghanistan ít nhất một lần. Hiện tại, vẫn còn khoảng 2.500 lính Mỹ đang phục vụ tại Afghanistan và con số này có thể giảm dần trong 5 tháng cho đến khi về con số 0.

Vào ngày Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi Afghanistan, ông Biden đã đến Khu vực 60 của Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia để bày tỏ lòng thương tiếc những người lính Mỹ đã hy sinh trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Hiện tại, các cuộc đàm phán hòa bình nội bộ giữa Taliban và chính phủ Afghanistan đã liên tục diễn ra trong vài tháng gần đây, nhưng tiến triển chậm. Vào thời điểm này, việc Mỹ tuyên bố rút quân không chỉ gây thêm bất ổn cho tình hình ở Afghanistan mà còn làm dấy lên tranh cãi giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và các thành viên Quốc hội.

Các quan chức cấp cao ủng hộ duy trì lực lượng nhỏ ở Afghanistan

Khi ông Biden chính thức công bố quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 14/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin vẫn đang ở châu Âu để tiến hành chuyến thăm NATO.

Đối với quyết định của ông Biden, Bộ trưởng Austin bày tỏ "hoàn toàn ủng hộ" và gọi quá trình đưa ra quyết định này là "toàn diện". Trước đó, ông Austin đã dẫn đầu cuộc rút quân của Mỹ khỏi Iraq vào năm 2011. Theo AP ngày 15/4, Ngoại trưởng Mỹ Brinken đã đến Afghanistan ngày 15/4 giờ địa phương để thảo luận với Chính phủ Afghanistan về việc rút quân.

Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận về việc có nên rút hoàn toàn Quân đội Mỹ khỏi Afghanistan hồi đầu năm 2021, một số lãnh đạo cấp cao của Quân đội Mỹ chủ trương giữ lại một phần nhỏ sự hiện diện quân sự ở Afghanistan.

Theo báo cáo của trang Politico/Mỹ, 9 quan chức Chính phủ Mỹ hiện tại và cựu quan chức cấp cao thời ông Trump tin rằng, cần phải có một lực lượng hàng nghìn người để chống lại Taliban và ngăn Afghanistan trở thành “nơi trú ẩn an toàn” cho những kẻ khủng bố một lần nữa.

Các quan chức này cũng cho biết, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley, các quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ tại Afghanistan, một số quan chức cấp cao của Bộ Tư lệnh Trung tâm và Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt đều ủng hộ sự hiện diện của một phần nhỏ quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Có thông tin cho rằng, quyết định rút quân khỏi Afghanistan không đến từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Politico dẫn các nguồn tin cho biết, Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy quyết định này.

Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Emily Horn nói rằng, ông Biden và ông Sullivan rất coi trọng việc tiến hành "xem xét chính sách toàn diện, chặt chẽ và kỹ lưỡng" về các lựa chọn của Mỹ ở Afghanistan, và họ sẽ tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao trong mỗi bước ra quyết định.

Ngoài ra, trong bài phát biểu ngày 14/4, ông Biden cũng tuyên bố rằng quyết định rút quân khỏi Afghanistan được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Obama và Bush. Ngoài quân đội Mỹ, NATO còn có khoảng 7.000 quân đóng tại Afghanistan.

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã ám chỉ rằng NATO có thể cũng sẽ rút lực lượng cùng Mỹ, "Chúng tôi sẽ đến cùng nhau và đi cùng nhau, tôi ủng hộ việc rút quân có trật tự".

{keywords}
Quyết định rút quân của ông Biden tạo ra nhiều luồng ý kiến trong nội bộ Mỹ. Nguồn: Sina.

Những tranh cãi vẫn không ngừng diễn ra

Mặc dù chính quyền Biden đã nhiều lần nhắc lại rằng quyết định rút quân khỏi Afghanistan đã lắng nghe tiếng nói của các bên và nhận được sự ủng hộ của nhiều lực lượng nhưng sau khi chính thức công bố quyết định, một số quan chức quân đội và dân biểu của cả hai đảng vẫn khó giấu được sự lo lắng về tình hình ở Afghanistan.

Petraeus, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương và là cựu chỉ huy Quân đội Mỹ ở Iraq, Afghanistan tuyên bố rằng, Taliban không thể hiện thiện chí tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình ở Afghanistan. Sau khi Mỹ rút quân, Taliban có thể chiếm lại Afghanistan, điều này sẽ khuyến khích al-Qaeda và các tổ chức khủng bố như "Nhà nước Hồi giáo" trở lại.

Trong nội bộ thành viên đảng viên Dân chủ tại Quốc hội, đa số các thành viên đều ủng hộ quyết định rút quân của chính quyền Biden, nhưng vẫn còn một số “âm thanh” bất mãn. Trong đó, Thượng nghị sĩ Jenny Shaheen nói trên Twitter rằng bà "rất thất vọng" với quyết định của ông Biden.

"Mặc dù quyết định này được đưa ra với sự phối hợp của các đồng minh, nhưng Mỹ đã hy sinh quá nhiều để đảm bảo sự ổn định của tình hình ở Afghanistan, và việc rút quân hoàn toàn này không thể đảm bảo an ninh cho khu vực trong tương lai", Shaheen viết. Có thông tin cho rằng Shaheen từng ủng hộ chính quyền Bush đưa quân đến Afghanistan và Iraq.

Cung với đó, một số thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã chỉ trích quyết định của Biden gay gắt hơn. Thượng nghị sĩ Graham thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, việc chính quyền Biden rút khỏi Afghanistan sẽ "mở đường cho sự kiện 11/9 tiếp theo"; lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện McConnell thẳng thừng tuyên bố, quyết định này là một sai lầm nghiêm trọng và có thể gây ra thảm họa.

Tuy nhiên, dù cho có tranh cãi bao nhiêu thì việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là quyết định được lòng người dân Mỹ. Có thông tin cho rằng, con trai quá cố của Biden là Bo là thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Delaware và được cử đến Iraq năm 2008. Do vậy, ông Biden đặc biệt không thích Quân đội Mỹ hiện diện ở Iraq hay Afghanistan.

Ông Biden coi Afghanistan như một "vũng lầy nguy hiểm". Năm 2010, trong một cuộc gặp riêng với Richard Holbrooke, cựu đặc phái viên Mỹ tại Afghanistan và Pakistan, ông Biden giận dữ nói: “Để con trai tôi liều mạng ra chiến trường bảo vệ quyền lợi của phụ nữ địa phương, đây là điều vô ích, cũng không phải là mục đích của Quân đội Mỹ ở đó”.

"Trong lịch sử 40 năm qua của Mỹ, tôi là Tổng thống duy nhất có con em phục vụ trong vùng chiến sự. Tôi biết điều đó như thế nào", ông Biden nói trong một bài phát biểu vào ngày 14/4.

Những hình ảnh đặc sắc nhất thế giới tuần qua

Những hình ảnh đặc sắc nhất thế giới tuần qua

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 139,77 triệu ca mắc Covid-19, với số trường hợp tử vong đã tiệm cận mốc 3 triệu và số bệnh nhân bình phục đạt hơn 118,7 triệu người.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.