9X Thanh Hoá chi 2 tỷ xây nhà tặng bố, tha thiết tìm mẹ mất tích 28 năm

Lớn lên trong khó khăn, Alina Mai luôn ấp ủ hoài bão thoát nghèo để hỗ trợ gia đình. 30 tuổi, chị có sự nghiệp kinh doanh, đủ tiền xây nhà tặng bố và tìm người mẹ mất tích.

Xây nhà tặng bố

Với chị Alina Mai (30 tuổi, hiện sống ở tiểu bang Delaware, Mỹ), ký ức về căn nhà cấp 4 mờ nhạt như ký ức về người mẹ đã mất tích.

Trong quá khứ mơ hồ ấy, chị nhớ, mình sống cùng bà nội, bố và 5 anh chị em khác trong căn nhà nhỏ ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Căn nhà chỉ có 3 chiếc giường, trời mưa phải lấy thau hứng nước.

anh 14 xay nha tang bo.jpg
Chị Alina Mai đang sống ở Mỹ cùng chồng và 3 con

Mẹ mất tích năm chị Alina Mai tròn 2 tuổi. Bố chị cũng bởi lý do này mà mất phương hướng, sa vào rượu chè. Mỗi lần say rượu, ông lại đập phá đồ đạc. Hành động của bố khiến chị Alina sợ hãi, ám ảnh cho đến tận bây giờ.

Sau thời gian chới với, bố chị Alina vực dậy tinh thần, một mình nuôi nấng 6 người con nên người. Với các con, ông là người bố tốt, chưa từng đánh đập, hành hạ con cái vô cớ.

Dù kiệm lời, không thường xuyên thể hiện tình cảm và gần gũi các con nhưng ông biết cách uốn nắn và định hướng con cái học hành tử tế.

Trước sự hy sinh của bố, 6 người con cũng chăm chỉ, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh. Mấy anh em sẵn sàng chia sẻ từng miếng ăn chỗ ngủ. Riêng chị Alina, từ nhỏ, chị đã biết ra chợ bán rau phụ bà nội. Giữa những buổi chợ quê, cô gái nhỏ ấp ủ ước mơ xây nhà mới tặng bà nội và bố an dưỡng tuổi già. 

Mặc dù, năm chị Alina được 10 tuổi, nhà ngoại có hỗ trợ xây một căn nhà khá rộng rãi, đủ cho đại gia đình chị sinh sống. Thế nhưng, hoài bão xây nhà tặng bố như được cài đặt mặc định thôi thúc chị học tập và làm việc không ngừng nghỉ.

anh 4 xay nha tang bo.jpg
Căn nhà mới khang trang chị Alina xây tặng bố

Năm 26 tuổi, chị Alina kết hôn cùng chồng Việt kiều Mỹ và sang Mỹ định cư. Tại đây, chị dành nhiều thời gian phát triển sự nghiệp kinh doanh mỹ phẩm ở thị trường Mỹ và Việt Nam. Ngoài ra, chị còn cùng bạn bè và làm dịch vụ Fulfillment (dịch vụ hoàn tất đơn hàng). Nhờ vậy, nguồn thu của gia đình chị dồi dào, cuộc sống thoải mái hơn.

Năm 2020, chị có đủ tiền và quyết định xây nhà mới tặng bố. Tuy nhiên, dịch bệnh hoành hành, không ai nhận xây nhà và chị cũng không thể về Việt Nam. Thế nên, kế hoạch xây nhà phải hoãn lại.

Đầu năm 2023, chị Alina nhận tin bà nội mất nên vội vã trở về Việt Nam. Sự mất mát quá lớn này càng thôi thúc chị phải nhanh chóng thực hiện mơ ước ngày nhỏ.

Suốt 6 tháng sau đó, chị vừa chăm con, đi học, vừa thức trắng đêm (do lệch múi giờ giữa Mỹ và Việt Nam) gọi điện về giám sát quá trình xây dựng nhà tặng bố.

Sau bao vất vả, căn nhà cũng hoàn thành với tổng diện tích hơn 200m2, được thiết kế theo phong cách hiện đại. Ngôi nhà được xây trên chính mảnh đất của tổ tiên gia đình. Toàn bộ chi phí xây dựng căn nhà gần 2 tỷ đồng đều do chị Alina chi trả.

anh 8 xay nha tang bo.jpg
Bố của chị Alina Mai trong ngôi nhà mới

“Các anh chị cũng rất muốn làm việc ý nghĩa như tôi. Tuy nhiên, hoàn cảnh của anh chị chưa thực sự ổn định, tôi may mắn hơn nên phải có trách nhiệm lo cho bố”, chị Alina chia sẻ.

Ngày dọn vào nhà mới, bố của chị rất vui. Thế nhưng, quan sát bố thui thủi trong căn nhà rộng lớn, lòng chị lại quặn thắt.

Chị Alina xúc động: “Trước đây, con cháu đông đúc quây quần nhưng giờ mỗi người một nơi, ai cũng có gia đình riêng và không mấy khi có thời gian về thăm bố. Một mình ông ở vậy chắc buồn lắm!”.

Tha thiết tìm mẹ

Sau khi hoàn thành mục tiêu xây nhà tặng bố, chị Alina tiếp tục hành trình tìm người mẹ mất tích 28 năm trước.

Trên trang cá nhân, chị Alina đăng bài tâm sự và thông tin về người mẹ mất tích. Chị kể: “Có những lúc tôi cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ nhưng sau đó lại hy vọng một ngày nào đó có người biết tin về mẹ.

Mẹ mất tích năm tôi 2 tuổi, đến nay đã 28 năm biền biệt. Ở thời điểm mẹ tôi mới mất tích, gia đình nội, ngoại tỏa ra tìm kiếm khắp nơi và nhiều năm sau đó nhưng đều không có tin tức. Thời gian càng trôi đi, niềm mong mỏi của gia đình càng thêm mờ nhạt”. 

Chị Alina cho biết, mẹ mất tích khi chị còn quá nhỏ. Thế nên, chị không rõ nguyên nhân mẹ mất tích. Về sau, chị nghe nhiều người đưa ra các giả thuyết khác nhau. 

anh 17 xay nha tang bo.jpg
Hình ảnh duy nhất về người mẹ mất tích của chị Alina Mai

“Có người nói mẹ tôi chơi lô đề, lâm nợ nần rồi quẫn trí, người khác lại nói bố mẹ không hạnh phúc nên mẹ bỏ đi.

Cũng có người từng nói, mẹ tôi bị một cô tên Gấm dẫn sang Trung Quốc và mất tích cho đến bây giờ.

Với tôi, dù có là lý do gì đi nữa thì cũng không còn quan trọng. Gia đình chỉ muốn biết mẹ còn đang sống ở nơi nào đó hay đã không còn trên đời. 

Vì thông tin không chính xác, cho nên đến nay, gia đình vẫn chưa tính chuyện hương khói cho mẹ”, chị Alina xúc động.

Chị Alina cung cấp thông tin, mẹ chị tên Nguyễn Thị Nga (SN 1960, quê quán xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá), mất tích từ năm 1995. Bà Nga có 3 chị em ruột, bao gồm: chị gái tên Hằng, em trai tên Thuyên, em gái tên Nguyệt.

Chồng bà Nga là ông Mai Văn Kiều, từng làm Công an tỉnh Ninh Thuận, sau đó giải ngành về quê sống cùng mẹ. Vợ chồng bà có 6 người con, gồm: Tuyến, Giáp, Bào, Ngân, Linh, Ngọc (chị Alina Mai).

anh 10 xay nha tang bo.jpg
Mẹ bỉm 3 con mong sớm có tin tức về mẹ

“Nếu mẹ mình còn sống và mình may mắn gặp được ai đó chỉ dẫn để gia đình có cơ hội gặp lại, mình có thể chi trả đến 1 tỷ VNĐ (cho tất cả các chi phí)”, chị Alina viết trên trang cá nhân.

Sau vài tháng đăng tin, chị Alina vẫn chưa có bất kỳ manh mối gì về mẹ. Thỉnh thoảng, chị nhận được vài thông tin nhưng không chính xác.

Chị kể: “Nhiều người hiểu nhầm là tôi sẽ hậu tạ 1 tỷ đồng cho người chỉ điểm hoặc có thông tin về mẹ. 

Thế nên, không ít người liên hệ cung cấp thông tin không chính xác, rồi yêu cầu tôi chuyển tiền trước. Khi tôi yêu cầu gặp mặt hoặc đưa bằng chứng, họ lại mất hút, quay ra làm phiền, chửi bới, đe dọa tôi.

Mỗi khi có người cung cấp thông tin, tôi mang rất nhiều hy vọng, dành thời gian trao đổi nhưng cuối cùng phát hiện ra họ lừa đảo. Tôi thấy thất vọng vô cùng”.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !