80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội

Để trẻ em được tới trường, người lớn được đi làm, mỗi ngày hàng trăm người dân làng Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, phải oằn lưng “đu dây” qua sông Nhuệ.

Việc phải chứng kiến những tình huống qua sông cười ra nước mắt mấy chục năm nay khiến nhiều thế hệ ở làng vẫn luôn ao ước có môt cây cầu bắc qua sông như sự đổi đời.

Khốn khổ vì không có cầu

Có mặt tại bến đò hy hữu thuộc làng Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, Thường Tín vào khoảng giữa trưa đúng lúc giờ học sinh, người đi làm về đổ dồn đến con thuyền sắt, chúng tôi được chứng kiến cận cảnh người dân nơi đây oằn lưng để đu kéo dây thuyền vượt sông. Chiếc thuyền rộng chừng năm đến bảy mét vuông đã han gỉ chỉ đủ sức chứa tối đa bảy, tám người với chiếc xe đạp.

Mọi người hối hả lên chiếc thuyền không mui, không mái che mưa nắng để mau mau được về nhà ăn cơm trưa, nghỉ ngơi cho kịp buổi chiều. Ai cũng muốn được lên trước và điều lạ là bến đò không có chủ đò hay lái thuyền mà ai muốn sang thì tự lái với một sợi dây thừng dài cả trăm mét nối vào cột điện hai bên bờ sông. Dây thừng được buộc nối rất nhiều lần đã mục nứt vì phải đội nắng mưa và tải hàng trăm chuyến đò mỗi ngày. Ai qua sông phải bám đu dây thừng từ đầu này sang đầu kia thật khéo léo, cẩn thận nếu không muốn bị hất xuống sông hay bị cuốn theo dòng nước.

80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 1
Cảnh đu dây thường thấy ở làng Ngọc Liễu

Hơn thế, từ những cụ già, học sinh cấp một, cấp hai đến những thanh niên trai tráng đều phải đu dây trên con sông một màu đen đặc nếu muốn về nhà.

Trả lời sự tò mò với chuyện đu dây vượt sông, một nữ sinh ở làng cười và nhanh nhẹn chia sẻ, từ lúc sinh ra em đã thấy cả làng đi qua sông bằng con thuyền gỗ nên cũng quen. Làng Ngọc Liễu có đường đất liền để về xã Nghiêm Xuyên hay thị trấn thì phải chạy ngược lên cầu sắt làng Từ Châu rồi vòng lại đúng chỗ sang đò mất đoạn đường dăm, bảy cây số. Đường xấu, nhỏ hẹp và nhiều ổ gà khó đi, nhất là trời mưa trơn trượt nên dân làng làm thuyền vượt sông.

Bác Nguyễn Văn Tỵ (56 tuổi), người dân trong làng, cho biết: “Lịch sử chiếc thuyền có từ năm 1930 khi thực dân Pháp cho khai dòng sông Nhuệ cắt ngang làng Ngọc Liễu với xã Nghiêm Xuyên, Thường Tín khiến từ đó làng xuất hiện tình trạng phải vượt sông nếu muốn ra bên ngoài.

Đến nay, điều thay đổi duy nhất chiếc thuyền gỗ được thay bằng chiếc thuyền sắt của xã và sự đóng góp của người dân. Việc này khiến người dân xung quanh gọi làng chúng tôi là dân “ốc đảo”.

Hàng ngày cả làng tới vài trăm lượt đi đi về về liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya, vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối thì thuyền liên tục chật cứng và quá tải mà ai nhìn cũng phải ngậm ngùi oằn lưng ra kéo dây thuyền vào bờ để được về nhà, được đi làm hay đi học...

Việc thông thương, giao lưu bên ngoài bằng con đường độc đạo với chiếc thuyền và sợi dây thừng từ lâu kéo dài khiến cả làng phải khốn khổ với những tình huống cười ra nước mắt, nó là rào cản khiến làng không thể phát triển, người dân không có việc làm, trẻ em hạn chế đến trường và các chế độ xã hội phổ cập chưa tới tận nơi dân sống".

Phản ánh về sự bất cập của dân làng xoay quanh chiếc dây đu thuyền qua sông, bác Tỵ kể về chuyện cưới vợ, gả chồng cho con cái: “Năm trước khi rước dâu trong đám cưới con trai, hai bên nội ngoại có tới hàng trăm người lần lượt từng người lên thuyền qua sông. Nhà tôi phải chuẩn bị dây thừng chắc chắn và làm lại đường lên xuống an toàn trước cả tuần. Đồng thời phân công riêng một người chuyên kéo dây thuyền cho khách qua sông, giờ rước dâu gia đình phải dự tính làm từ sáng sớm cho kịp.

Trước đó, để xây nhà lấy vợ cho con, giống như bao nhà khác, gia đình tôi phải mua vật liệu xây dựng và thuê thuyền máy chở về đầu làng khiến giá cả tăng lên gần gấp đôi và ba bố con tôi phải xúc cát đội lên đầu mang về”.

Đó là những ngày tạnh ráo thuận lợi. Vào mùa mưa, đường trơn trượt không thể đi một quãng đường xa trên đất liền bằng xe máy. Khi đến ngày sinh, gia đình chị Hà đã phải huy động cả anh em trong họ khiêng chị và xe qua đò. Không may vì trơn trượt, chiếc xe máy bị trật xuống sông người nhà phải mò vớt mãi mới được. Còn chị lúc đó được đưa nhanh sang bờ thuê xe dân bờ bên kia chở đi trạm xá. "Sau sự việc đó, dân làng mỗi khi có việc khẩn cấp về y tế, cấp cứu hay sinh đẻ thì đều một mạch chạy về nhờ trạm y tế xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên" – chị Hà than thở.

Không chỉ có vậy, người dân làng ở đây còn hàng ngày phải đối mặt với bao nhiêu sự bất tiện đến khốn khổ. Con gái lớn chị Hà, tên Thảo, giống như tất cả trẻ con trong làng đều phải học nhờ trường Đồng Quan xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. “Hàng ngày phải ít nhất bốn lượt đi về đưa đón con gái qua đò vào các giờ cao điểm để đảm bảo an toàn và đúng giờ học cho cháu khiến tôi không tập trung vào công việc đồng áng cũng như đi làm thêm được”.

Cô Bùi Thị Lan (54 tuổi) nhà ở gần bến đò đu dây nhất cho biết thêm: “Hàng ngày ở nhà cô liên tục bị phân tán bởi tiếng gọi xin đò của những người trong làng bởi nhà gần, do trong làng quen biết với nhau, tôi lại chạy ra sang đưa đò. Có người nhờ nhiều quá ngại phải gọi điện người nhà ra đón và phải đợi cả tiếng. Những cô, cậu đi làm xa về phải điện thoại dặn người nhà từ hôm trước để hôm sau ở nhà con cái về chơi ra đón. Nhiều khi chính bản thân tôi thỉnh thoảng muốn được về thăm nhà ngoại ở làng đối diện bên kia sông cách khoảng 1km nhưng không biết đi xe máy, buổi tối đi đò rất nguy hiểm và vắng vẻ nên lại thôi. Khách khứa, bạn bè người thân cũng vì cái đò đu này mà không dám sang chơi những lần sau”.

Hiểm họa đò đu dây qua sông

Bác Nguyễn Văn Kiên (56 tuổi) trưởng thôn Ngọc Liễu cho biết: “Cả làng hiện tại có khoảng 300 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu hàng ngày đều đi chung con đò sắt cũ kỹ đó. Trong số đó, có khoảng 100 em học sinh các cấp đang tuổi cắp sách tới trường. Nhiều cháu nhỏ hay con gái không biết bơi đi qua rất nguy hiểm đặc biệt vào mùa mưa nước dâng lên sát mép bờ đê có độ sâu cả chục mét nước khiến nhiều người đã từng chết hụt”.

Cách đây khoảng 4 năm, có một cháu học sinh nam ở xã Hồng Minh đi qua đò chẳng may bị lật thuyền trôi theo dòng nước, nhưng trai làng vớt không kịp, gia đình phải thuê thợ lặn mãi mới thấy. Từ đó, trong làng gia đình nào cũng dạy các cháu bơi từ nhỏ”– bác Kiên kể.

80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 2
Đã từng có nhiều người suýt chết đuối vì đò đu dây

"Con trai tôi Nguyễn Quang Trung (sinh năm 1984) đã từng cứu vớt 2 cậu học sinh qua đò sang làng chơi với bạn vào mùa hè nước chảy xiết khi đang qua đò thì bị đứt dây, nước cuốn đi. Nghe trẻ con hô hét thất thanh, biết là có chuyện thằng Trung chạy ra và bơi thuyền tôn của nhà theo vớt lên hô hấp kịp thời đã cứu sống.

Hiện nay, hai bên gia đình chúng tôi vẫn đi lại coi nhau như người nhà. Hay ngay mới cách đây vài ngày, có hai nữ công nhân thủy lợi huyện xuống dọn vệ sinh ven sông khi qua đò không biết kéo dây đã bị hất xuống sông, may có nam công nhân trên cùng chuyến đò đã kịp kéo lên".

Theo phản ánh của nhiều người trong làng, vẫn nhận thức được sự nguy hiểm của việc đu dây kéo đò qua sông là rất nguy hiểm và thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp không may xảy ra nhưng do điều kiện khó khăn từ mấy chục năm nay, đi lại bất cập, kinh tế trong làng chủ yếu vẫn là lúa nước mà không có phương tiện để cải thiện. Nhiều thanh niên trong làng đã phải bỏ học giữa chừng vì chán nản mỗi khi đi học, còn những em nhỏ luôn là điều lo lắng nhất khi các em chưa nhận thức được những hiểm họa của chiếc thuyền đu dây.

Đại diện cho dân làng, bác Kiên bày tỏ khao khát chung người làng Ngọc Liễu: “Không có gì bằng được một cây cầu liền với xã, đó là niềm vui sướng vạn đại của bao thế hệ trong làng. Khi đó các cháu được đi học đúng giờ không phải nhịn đói, không phải lang thang đón đò nữa, dân làng có thể có điều kiện tiếp xúc và phát triển kinh tế với bên ngoài.

Ông Hoàng Văn Thanh – chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên cho biết: “Việc ở dân làng Ngọc Liễu phải đi đò qua sông, UBND xã đã có hỗ trợ trước mắt một chiếc thuyền sắt thay thuyền gỗ và đã gửi kiến nghị lên UBND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội và được cấp trên duyệt công trình xây dựng cây cầu liên xã nối làng Ngọc Liễu với làng mới và thông thương với hai huyện Thanh Oai, Phú Xuyên. Dự kiến đầu năm 2014 sẽ khởi công cây cầu có chiều dài 200m, rộng 5m với số vốn khoảng 25 tỉ đồng”.

Xem thêm hình ảnh về làng đò đu dây:

80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 3
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 4
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 5
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 6
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 7
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 8
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 9
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 10
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 11
80 năm đu dây vượt sông từ ốc đảo ở Hà Nội - ảnh 12

Hoàn Nguyễn - Lê Tú

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !