7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Nhận 2 bộ áo dài trắng tinh tươm từ tay các thầy cô giáo, em Nguyễn Thị Bảo Ngọc (Trường THPT Hoàng Văn Thụ, TP Quảng Ngãi) rơm rớm nước mắt vì xúc động.

“Món quà này giúp em có thêm động lực để cố gắng học tập tốt hơn. Em thật sự biết ơn thầy Nghĩa rất nhiều, em sẽ cố gắng học thật giỏi, không phụ lòng thầy cô và sau này có công việc ổn định để có thể phụng dưỡng ông bà nội”, Ngọc nói.

Cha qua đời, mẹ bỏ đi khi em mới 6 tháng tuổi, Ngọc hiện sống cùng ông bà nội già yếu trong căn nhà lụp xụp, thiếu thốn đủ bề. Nhiều năm nay, Ngọc được thầy Lương Thạch Nghĩa (cựu giáo viên Trường THCS Đức Thắng) kết nối với các nhà hảo tâm thường xuyên hỗ trợ, “đỡ đầu” việc học.

Ngọc và 11 nữ sinh khác hồ hởi khi được thầy Nghĩa tặng đồng phục cho năm học mới.

Anh 2.jpeg
Bảo Ngọc háo hức khi được thầy Nghĩa tặng áo dài mới. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đây là năm thứ 7 liên tiếp thầy giáo về hưu tặng áo dài cho các nữ sinh khó khăn khi các em vào lớp 10.

Đồng hành cùng ông là cô giáo Huỳnh Thị Thúy Diễm (Trường Tiểu học Đức Thắng, huyện Mộ Đức) và cô giáo Huỳnh Thị Thu Trương (Trường THPT Thu Xà, huyện Tư Nghĩa).

Nhìn học trò vui mừng trong bộ áo mới, thầy Nghĩa bồi hồi nhớ lại chuyện cũ.

Năm 2018, khi ghé qua tiệm may của người bạn chơi và thấy một người mẹ đưa con gái vừa đậu lớp 10 đến may áo dài đi học, thầy chợt chạnh lòng khi nghĩ về hoàn cảnh của 2 học trò cũ.

“Em Như Quỳnh có cha bị bệnh nặng, mẹ đi làm xa nhà, em phải sống cùng bà ngoại. Còn em Kim Chi có cha bị tai nạn lao động, mẹ phải gồng gánh nuôi cả nhà. Lúc đó, tôi hỏi thăm thì biết sắp đến ngày khai giảng, 2 em đều chưa có bộ áo dài nào”, thầy Nghĩa kể.

Mang trăn trở này chia sẻ và nhận được sự đồng cảm của cô Diễm, thế là 2 thầy cô đã cùng nhau đưa 2 nữ sinh này đi may áo dài và còn tặng cho các em thêm dụng cụ học tập.

Sau lần ấy, thầy Nghĩa và cô Diễm quyết tâm duy trì việc tặng áo dài cho học sinh đều đặn hàng năm bằng cách trích tiền lương và huy động các nhà hảo tâm giúp đỡ. Biết được việc làm ý nghĩa này, nhiều học sinh cũ của thầy Nghĩa, cô Diễm cũng thường xuyên ủng hộ.

Anh 5.jpeg
Cô giáo Trương may đo áo dài cho học sinh
Anh 1.jpeg
Thầy Nghĩa, cô Diễm và cô Trương kiểm tra lại áo dài trước khi tặng học sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Chúng tôi có danh sách các học sinh khó khăn trên khắp tỉnh Quảng Ngãi và đã đồng hành, hỗ trợ các em nhiều năm rồi. Khi các em vào lớp 10, tôi chỉ cần lọc danh sách và tiến hành đo may áo dài cho các em thôi”, thầy Nghĩa chia sẻ.

Tuy nhiên, do nhiều học sinh ở xa nên việc đưa từng nữ sinh đến cửa hiệu để may những chiếc áo dài đẹp và phù hợp là “bài toán” khá nan giải.

Trong lúc thầy Nghĩa và cô Diễm đang phân vân bàn phương án, sẵn tay nghề may vá, cô Trương đã nhắn tin “xin” tham gia và xung phong nhận việc này.

Kể từ đó, dù các nữ sinh ở bất kỳ đâu, cô Trương cũng cùng 2 đồng nghiệp lặn lội đến tận nơi để đo, rồi trực tiếp may áo dài tặng các em.

“Thầy Nghĩa, cô Diễm chịu tiền vải, còn tôi chịu công may. Tôi luôn chọn cho các em loại vải tốt nhất”, cô Trương bộc bạch.

Anh 3.jpeg
Các nữ sinh vui mừng khi được thầy cô giáo tặng áo dài trước khi vào lớp 10. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cứ thế, suốt 7 năm qua, đã có hơn 150 bộ áo dài được 3 thầy cô may tặng cho các nữ sinh nghèo hiếu học.

Đặc biệt, có học sinh từng được tặng áo dài, dù mới ra trường đi làm được vài tháng nhưng vẫn chắt chiu gửi ủng hộ 300.000 đồng để phụ thầy cô mua vải.

“Năm nay chúng tôi may tặng 23 bộ áo dài cho 12 nữ sinh. Mỗi em được tặng 2 bộ nhưng vì có học sinh được chị họ cho lại 1 bộ áo dài nên chỉ xin nhận 1”, thầy Nghĩa nói.

Không chỉ tặng áo dài cho nữ sinh, thầy Nghĩa, cô Diễm và cô Trương còn “nổi tiếng” trong các hoạt động thiện nguyện. Nhiều năm nay, 3 thầy cô đã nhận “đỡ đầu”, trao học bổng cho hàng chục học sinh nghèo và kết nối bạn bè giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

“Tôi xem các học trò như con cháu của mình vậy! Học sinh trưởng thành, cố gắng học tập tốt, là niềm hạnh phúc và là động lực để chúng tôi tiếp tục công việc thiện nguyện này”, cô Diễm trải lòng.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Đang cập nhật dữ liệu !